xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hạ du bị thiệt hại

Đào Trọng Tứ - Thu Sương

Nhiều năm qua, ĐBSCL đã chịu nhiều thiệt hại từ hệ thống thủy điện dày đặc trên dòng chính sông Mê Kông, nay đang đứng trước nguy cơ bị tổn thất nghiêm trọng thêm khi đập Don Sahong được xây dựng

Theo tin từ Tổ chức Mạng lưới sông ngòi quốc tế (IR), quốc hội Lào đã phê chuẩn thỏa thuận với nhà đầu tư Mega First Corporation Berhad (công ty liên doanh có trụ sở tại Malaysia và Trung Quốc) để tiến hành xây thủy điện Don Sahong - đập thủy điện thứ hai trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông.

Vẫn xây dù còn tranh cãi!

Công trình dự kiến khởi công trước cuối năm nay. Mặc dù các quốc gia thành viên trong Ủy hội sông Mê Kông vẫn chưa kết thúc quá trình tham vấn thủy điện Don Sahong nhưng phía Lào vẫn quyết tâm xây dựng.

Cả kho ngư cụ của ông Nguyễn Văn Buôn (xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) chưa thể sử dụng vì nước lũ quá thấp Ảnh: THỐT NỐT
Cả kho ngư cụ của ông Nguyễn Văn Buôn (xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) chưa thể sử dụng vì nước lũ quá thấp Ảnh: THỐT NỐT

Đập thủy điện có công suất lắp đặt 260 MW cách biên giới với Campuchia 2 km về phía Bắc. Campuchia, Việt Nam và Thái Lan phản đối xây dựng dự án khi chưa có thêm nghiên cứu đánh giá các tác động sinh thái tiềm năng của đập này. Phía Lào cho biết họ đã đưa ra biện pháp giảm thiểu cần thiết. Nhóm Môi trường của IR lo ngại về các đàm phán hợp đồng đang xúc tiến trong khi những quốc gia hạ lưu Mê Kông vẫn đang tiến hành các cuộc thảo luận.

Thủy điện là nguồn tài nguyên gắn với nước và dòng sông Mê Kông. Tuy nhiên, các công trình thủy điện về bản chất là những công trình can thiệp trực tiếp đến bản chất tự nhiên của một con sông, của hệ sinh thái sông; tác động tiêu cực đến sinh thái tự nhiên của dòng sông, đến nguồn nước, nguồn phù sa tự nhiên và dòng chảy phù sa đối với toàn bộ vùng hạ lưu công trình. Những tác động này dẫn đến nhiều hậu quả cho sự phát triển chung của nông nghiệp, thủy sản, cấp nước, giao thông thủy, tác động đến sinh kế của nhiều triệu dân.

Nhiều nỗi lo

Việt Nam là quốc gia ở cuối nguồn sông Mê Kông. Với dân số gần 20 triệu người (chiếm gần 1/3 dân số trong toàn lưu vực), sự phát triển của ĐBSCL phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước sông Mê Kông. Tại Diễn đàn Quản lý trầm tích được tổ chức ở TP Cần Thơ gần đây, các nghiên cứu cho thấy lượng phù sa đến ĐBSCL giảm gần 50%.

Mối lo ngại tác động thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông đặc biệt tăng lên khi Lào và Campuchia dự kiến xây trên dòng chính hạ lưu 12 con đập. Cách đây 4 năm, khi Lào thông báo chuẩn bị xây đập đầu tiên chặn dòng Mê Kông (Xayaburi), đã có cảnh báo nếu Xayaburi được xây dựng thì đây là sự bắt đầu cho hàng loạt công trình khác trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông. Khi ấy, mặc dù nhiều thành viên trong Ủy hội sông Mê Kông không đi đến thống nhất, đập thủy điện Xayaburi vẫn được tiến hành. Hiện Xayaburi đã gần hoàn thành quá trình xây dựng công trình.

Mới đây, Bộ Năng lượng và Hầm mỏ Lào bất ngờ thông tin dự án thủy điện Don Sahong đã được chấp thuận tiến hành xây dựng sau khi nhiều văn bản hướng dẫn thủ tục đã được ký duyệt, dự kiến khởi công tháng 11-2015.

“Quốc hội Lào đã bỏ phiếu cho dự án được triển khai và thỏa thuận đầu tư cũng đã được ký kết giữa chính phủ và chủ đầu tư nhưng chưa ký kết thỏa thuận mua bán” - ông Daovong Phonekeo - Cục trưởng Cục Kế hoạch và Chính sách Năng lượng, Bộ Năng lượng và Hầm mỏ Lào - cho biết. Cũng theo ông này, điện sản xuất được sẽ bán cho Công ty Điện lực Lào thông qua một thỏa thuận thương mại sẽ sớm được ký kết. Điều này cũng đồng nghĩa với lời đề nghị kéo dài thời gian tham vấn trước của các nước thành viên Ủy ban sông Mê Kông quốc tế đã rơi vào “khoảng không”.

Sự lo lắng trở nên ngày càng lớn. Những tác động của các con đập cứ hiện hữu và tiến sát đến ĐBSCL của Việt Nam. Qua tham vấn chính thức cũng như không chính thức gần đây ở ĐBSCL cho thấy người dân đều tỏ ra lo lắng vì thủy điện gây hại phần nhiều như: làm giảm phù sa về ĐBSCL, giảm độ phì nhiêu của đất và gây sạt lở; con đập mọc lên sẽ chặn đường di cư của tôm, cá, làm giảm nguồn thu nhập của người dân; nguy cơ vỡ đập gây ngập lụt cho hạ nguồn… Vì thế, 100% ý kiến phản đối việc xây thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông.

Tại hội nghị tham vấn cấp vùng đối với các bên liên quan quanh dự án thủy điện Don Sahong tổ chức ở Pakse - Lào vào tháng 12-2014, rất nhiều mối lo ngại được các nước thành viên cũng như các tổ chức phi chính phủ đặt ra về số liệu, thông tin và giải pháp giảm thiểu tác động…, đặc biệt là vấn đề đường di cư của cá. Tuy nhiên, những vấn đề này hoặc bị chủ đầu tư là Mega First Corporation Berhad né tránh hoặc giải thích không thuyết phục.

Vì vậy, việc xây dựng Don Sahong một lần nữa đặt hợp tác sông Mê Kông trước những thách thức ngày càng lớn - thách thức với an ninh lương thực, an ninh nước của khu vực.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 19-10

Kỳ tới: Chết mòn vì thủy điện trên Mê Kông

Sẽ xây tiếp đập thủy điện?

Con đập thứ ba cũng đang được Lào gấp rút chuẩn bị. Thông tấn xã Lào đưa tin Chính phủ nước này và nhà đầu tư dự kiến của dự án thủy điện Pak Beng đã có cuộc họp liên quan đến dự án.

Tại một cuộc họp thảo luận kỹ thuật cấp cao về dự án trước đó, nhà đầu tư Trung Quốc là Tập đoàn Năng lượng quốc tế Datang đã trình bày báo cáo thiết kế dự án Pak Beng về hạ tầng, đường di cư của cá, vùng tải phù sa…

“Khi dự án được Quốc hội chấp thuận, các thông tin sẽ được gửi đến các nước thành viên Ủy ban Mê Kông và các tổ chức quốc tế để họ góp ý. Hoàn thành những việc này sẽ cho phép Lào thực hiện dự án nhanh chóng và bền vững. Vì con đập xây ở hạ lưu Mê Kông nên phải tuân thủ Hiệp định Mê Kông 1995” - ông Khammany Inthilath, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Hầm mỏ Lào, khẳng định.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo