xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng chục ngàn người dân đang xếp hàng vào viếng Đại tướng

Phóng sự ảnh: N. Quyết - P. Nhung - N. Dung

(NLĐO)- Hàng chục ngàn người dân đã và đang đổ tới các con phố quanh Nhà tang lễ quốc gia số 5 Lê Thánh Tông, xếp hàng chờ vào bày tỏ lòng thành kính và tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng của nhân dân mà họ vô cùng kính trọng và tin yêu.

Dù theo thông báo của Ban tổ chức lễ Quốc tang Đại tướng, lễ viếng cho người dân phải đến 15 giờ chiều mới bắt đầu, song từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã bắt đầu kéo về công viên Y-éc-xanh (Yersin) gần Nhà tang lễ Quốc gia ngồi đợi.

Một màn hình lớn đã được dựng lên tại đây để phục vụ cho đồng bào theo dõi lễ viếng bên trong nhà tang lễ. Mọi người đều ngồi trật tự theo dõi lễ viếng được truyền hình trực tiếp.
 
Bà Nguyễn Thị Hải 56 tuổi, thị xã Sơn Tây, Hà Nội 5 giờ sáng đã bắt 3 chuyến xe để đến Nhà tang lễ. Đứng tại vườn hoa xem lễ viếng Đại tướng qua màn hình, bà không cầm được nước mắt. Trước đó, bà Hải cũng đã đến nhà Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu viếng bác. Bà tâm sự: "Lần này, mong mỏi được viếng Đại tướng, biết là không được nhưng tôi vẫn cứ chờ đợi".
 
Bà Hải cho biết ngày mai, bà sẽ tiếp tục bắt xe buýt lên nhà Đại tướng, chờ đợi để tiễn người ra sân bay Nội Bài về với đất mẹ.
 
Sáng nay, trước ngôi nhà Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, nơi đã mở cửa cho nhân dân vào viếng Đại tướng từ ngày 6 đến ngày 10-10 vừa qua khá yên tĩnh, chỉ còn khoảng vài chục người đứng trước cửa chính nhìn vào trong, có một số vái vọng mong bác yên nghỉ.
 
Bên trong là cả một khu vườn đầy hoa của nhân dân mang hoặc gửi vào viếng. Từ khi đóng cửa, cảnh vệ vẫn nhận hoa viếng của đồng bào và đặt ở bên ngoài vườn trước nhà.
 
Ngôi nhà ấy, ngôi nhà gắn bó mấy chục năm với Đại tướng chưa khi nào vắng bóng người dân đến với suy nghĩ, tình cảm linh thiêng hướng về người. Thỉnh thoảng vẫn có người dân ngỏ ý muốn vào viếng. Lực lượng cảnh vệ, bảo vệ lại hướng dẫn người dân có thể ra nhà tang lễ Quốc gia viếng vào 15 giờ chiều nay.
 
Trước cửa nhà Đại tướng, bà Lê Thị Thủy (SN 1936 ở Hà Nội) với chiếc băng tang đeo trên ngực và cho biết bà đã đeo băng tang này vào năm 1969 trong ngày Quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó để trên bàn thờ suốt mấy chục năm. Nay, tướng Giáp mất bà mới lấy băng tang xuống đeo và để tang Đại tướng như người ruột thịt trong gia đình.
 
“Cả đời tôi, ngoài gia đình ruột thịt, tôi chỉ để tang Bác Hồ và tướng Giáp. Tôi cũng đã dặn con cháu sau này tôi mất, phải để chiếc băng tang này trên bàn thờ như một kỷ vật” - bà Thủy ngậm ngùi.
 
Bà Nguyễn Thị Thúy (75 tuổi, ở quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng) cho biết bố bà là liệt sĩ Nguyễn Quang Hàm, từng là chiến sĩ thuộc trung đoàn 42, trong ban trinh sát, đang làm nhiệm vụ thì hy sinh năm 1947.
 
Bà mang theo 2 bức ảnh quý của gia đình với mong muốn được ôm bức ảnh vào viếng Đại tướng sẽ tặng 2 bức ảnh đó cho viện bảo tàng.
 
Một trong số đó là bức ảnh bố bà đã để lại đã hơn 70 năm nay. Bức ảnh gồm hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Nguyễn Bình chụp năm 1945 được gia đình giữ gìn và treo trang trọng tại phòng truyền thống, được từng thành viên trong gia đình coi như  báu vật.
 
“Mặc dù đã biết bác yếu mệt lắm rồi nhưng nghe tin bác mất tôi cảm thấy vô cùng thương tiếc, cả đêm không ngủ được, chỉ có tâm nguyện muốn đến thắp nén hương viếng bác” - bà Thúy rưng rưng nước mắt.
 
Một số hình ảnh phóng viên Báo Người Lao Động ghi nhận hôm nay 12-10 về tấm lòng của người dân với Đại tướng:
 
img
Đông nghẹt người dân chờ vào viếng Đại tướng trước cửa Nhà tang lễ quốc gia
 
img
Không được vào trong Nhà tang lễ, hàng trăm người dân tập trung từ sáng sớm để theo dõi Lễ viếng qua màn hình
 
img
Những cụ già vái vọng Đại tướng
 
img
Các cựu chiến binh kể cho lớp trẻ nghe những câu chuyện về Đại tướng
 
img
Bà Lê Thị Thủy cho biết bà đã đeo băng tang này vào năm 1969 trong ngày Quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó để trên bàn thờ suốt mấy chục năm. Nay, tướng Giáp mất bà mới lấy băng tang xuống đeo và để tang Đại tướng như người ruột thịt trong gia đình
 
img
Bà Nguyễn Thị Thúy (75 tuổi, ở Hải Phòng) mang theo 2 bức ảnh quý của gia đình với mong muốn được ôm ảnh vào viếng Đại tướng rồi sẽ tặng lại ảnh cho viện bảo tàng
 
img
Bác Đinh Hữu Phương, cựu chiến binh, ngồi giảng giải ngữ nghĩa bài thơ về Đại tướng cho mọi người nghe
 
img
Bà Lê Thị Kim Loan, từng làm ở ban bảo mật, phòng tham mưu sư đoàn 403 mang theo ảnh từng được chụp với Đại tướng đợi vào viếng
 
img
Bà Nguyễn Thị Hải (56 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội) không cầm được nước mắt khi xem lễ viếng Đại tướng qua màn hình. Bà tâm sự: "Lần này, mong mỏi được viếng Đại tướng, biết là không được nhưng tôi vẫn cứ chờ đợi"
 
img
Một người đàn ông người Ý từng được gặp Đại tướng cũng có mặt từ sớm. Ông cầm theo bức ảnh được chụp chung với Đại tướng
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo