Kết quả lấy phiếu tín nhiệm (LPTN) 47 chức danh chủ chốt do Quốc hội (QH) bầu và phê chuẩn đã được ông Đỗ Văn Chiến, Trưởng Ban Kiểm phiếu, công bố lúc 8 giờ 40 phút sáng 11-6. Hình thức công bố là tỉ lệ phiếu cụ thể ở 3 mức tín nhiệm: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp đối với mỗi chức danh. Sau khi công bố số phiếu, QH đã biểu quyết thông qua kết quả LPTN. Theo đó, gần 95% số đại biểu QH tán thành kết quả này.
Tuy nhiên, Chủ tịch QH cũng cho rằng trong quá trình làm việc còn có việc này việc kia chưa tốt, không phải việc nào cũng điểm 10, còn những sai sót trong quá trình lấy phiếu, từ việc chuẩn bị tới khâu bỏ phiếu cũng cần rút kinh nghiệm để làm tốt cho năm sau và cho cả việc LPTN ở HĐND các cấp được thực hiện một cách khách quan, thận trọng, nghiêm túc.
Theo kết quả kiểm phiếu, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu phiếu tín nhiệm cao với 372 phiếu, chiếm 74,7%; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có 330 phiếu tín nhiệm cao, chiếm 66,27%; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình có ít số phiếu tín nhiệm cao (88 phiếu, chiếm 17,67%) và nhiều số phiếu tín nhiệm thấp (209 phiếu, chiếm 41,97%); Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận được 86 phiếu tín nhiệm cao (chiếm 17,27%) và 177 phiếu tín nhiệm thấp (chiếm 35,54%).
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 10-6, QH đã tiến hành LPTN 47 chức danh chủ chốt do QH bầu hoặc phê chuẩn. Hoạt động LPTN tiến hành theo Nghị quyết số 35/2012/QH13 của QH. Đây là lần đầu tiên QH thực hiện quyền giám sát tối cao theo chức năng của mình về công tác nhân sự.
Mời xem chi tiết kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt trên Báo Người Lao Động điện tử (www.nld.com.vn)
Lá phiếu - lời nhắc về trách nhiệm Các ĐBQH đã bày tỏ quan điểm của mình về việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm và kết quả lấy phiếu đối với 47 chức danh CHỦ NHIỆM ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH, ÔNG PHÙNG QUỐC HIỂN: Ủng hộ “tư lệnh” đột phá
Tình hình kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bỏ phiếu của các ĐBQH đối với 47 chức danh, nhất là các thành viên Chính phủ, trong những lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, công thương… Kết quả lấy phiếu đã phản ánh nhận định, đánh giá riêng của từng ĐB. Đây cũng là quyền của ĐBQH.
Thực tế thời gian qua cho thấy Chính phủ đã có nhiều cố gắng, vì thế lá phiếu của tôi dựa trên căn cứ này. Tôi đặc biệt quan tâm đến những “tư lệnh” ngành có tư duy, hành động đột phá, thậm chí kể cả những cách làm đến nay chưa được ủng hộ cao nhưng có thể được ủng hộ trong tương lai.
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO PHẠM BÌNH MINH: Tạo thêm động lực Việc lấy phiếu có tác dụng tích cực đến những nhân sự được đánh giá tín nhiệm, tạo thêm động lực cho họ điều chỉnh cách điều hành trong thời gian tới. Số phiếu tự nói lên tất cả nhưng với người được đánh giá tín nhiệm thì cũng đã tự làm kiểm điểm, sau khi có đánh giá họ sẽ biết rõ hơn những gì cần phải làm để đạt kết quả tốt hơn nữa.
ĐBQH DƯƠNG TRUNG QUỐC (ĐỒNG NAI):
Nhắc nhở trách nhiệm
Việc lấy phiếu đã được tiến hành khách quan, công khai, minh bạch ngay từ đầu. Nhìn tương quan có thể thấy kết quả phản ánh đúng bức tranh kinh tế - xã hội. Tất cả con số phiếu bầu ở mức tín nhiệm thấp phản ánh tương đối gần với thực tiễn. Tôi cho rằng đó là kết quả đáng được ghi nhận.
Tôi không thấy bất ngờ với số phiếu tín nhiệm cao - thấp của bên cơ quan hành pháp. Có những việc Chính phủ làm tốt nhưng cũng có nhiều việc Chính phủ chưa giải quyết được. Càng ở gần những vị trí điều hành thì số phiếu càng sát với thực tế.
Điều băn khoăn nhất là cần có số liệu để ĐBQH nắm bắt thông tin đầy đủ hơn. Mục tiêu của lấy phiếu nhằm nhắc nhở trách nhiệm, giúp chức danh được lấy phiếu tín nhiệm luôn nhận thức về vai trò mình đang nắm giữ.
ĐBQH BÙI THỊ AN (HÀ NỘI): Rút kinh nghiệm để làm tốt hơn BẢO TRÂN ghi |
Bình luận (0)