xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luẩn quẩn xã hội hóa dịch vụ công

TÔ HÀ

Lần đầu tiên bức tranh toàn cảnh về thị trường hóa cung ứng dịch vụ xã hội công ích được công bố, cho thấy xã hội hóa dịch vụ công “đang kẹt ở thế của một anh nhà nghèo”

Các đơn vị chức năng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) và Viện Kinh tế Việt Nam (VIE) vừa phối hợp thực hiện các nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ môi trường đô thị, giáo dục đại học, công nhận các tiêu chuẩn chất lượng và cung ứng kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc.

Nhà nước vẫn can thiệp quá nhiều

Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Thu Trang, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, đến nay, một số dịch vụ nhất định, đặc biệt là trong nhóm dịch vụ công ích (giáo dục, hạ tầng thiết yếu…) hoặc nhóm dịch vụ gián tiếp liên quan đến một phần thẩm quyền của nhà nước, vẫn chưa được thị trường hóa. Một số nơi đã thực hiện thì nhà nước đang xử lý rất khéo nguyên tắc thị trường để ràng buộc doanh nghiệp (DN) cung ứng dịch vụ theo hợp đồng ngắn hạn.

TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, phân tích đặc điểm này thể hiện rất rõ trong dịch vụ cung ứng môi trường đô thị hiện nay. Trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn, chính quyền địa phương thường ký hợp đồng với DN thu gom chất thải từng năm hoặc đấu thầu 3 năm (như ở TP HCM), đặt hàng 5 năm ký lại từng năm một (Hà Nội) hoặc giao trực tiếp (Đà Lạt)…

Lĩnh vực xã hội hóa kết cấu hạ tầng giao thông dù đạt nhiều kết quả nhưng nhà đầu tư được trao quá nhiều quyền Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Lĩnh vực xã hội hóa kết cấu hạ tầng giao thông dù đạt nhiều kết quả nhưng nhà đầu tư được trao quá nhiều quyền Ảnh: HOÀNG TRIỀU

DN đầu tư ô tô để thu gom chất thải cần khấu hao từ 5-10 năm nên chính sách này không khuyến khích DN đầu tư thiết bị hiện đại, giảm chi phí thu gom, vận chuyển và gặp nhiều rủi ro thay đổi chính sách. Do đó, số lượng DN tư nhân tham gia vào lĩnh vực này khá đông nhưng chỉ chiếm 40% tổng doanh thu toàn ngành, 60% vẫn là DN nhà nước.

Đặc biệt, thị trường vẫn bị áp đặt về giá nên chất lượng dịch vụ không bảo đảm. Ví dụ, tại Hà Nội, nhà nước đầu tư các bãi chôn lấp chất thải rắn Nam Sơn, Xuân Sơn, sau đó thuê DN vận hành với chi phí xử lý 69.000 đồng/tấn nhưng chi phí của các nhà máy do DN tư nhân đầu tư tính đầy đủ phải lên đến 300.000 đồng/tấn. Sự chênh lệch giá này khiến chất thải rắn dồn về các khu có chi phí rẻ hơn nhưng không bảo đảm vệ sinh môi trường và hiệu quả xử lý.

Trong lĩnh vực giáo dục đại học, ông Phạm Sỹ An, Phòng Kinh tế vĩ mô VIE, cho hay về nguyên tắc, nhà nước cho các trường tự chủ kinh tế nhưng vẫn can thiệp quá nhiều vào hoạt động của trường. Tư nhân được tham gia đầu tư giáo dục đại học nhưng đến nay, 70% vẫn là trường công, học phí bị khống chế nên chỉ là sự tự chủ nửa vời.

Cần chấm dứt vừa đá bóng vừa thổi còi

Trong lĩnh vực xã hội hóa kết cấu hạ tầng giao thông, chỉ trong 5 năm (2011-2015) đã huy động được 186.000 tỉ đồng, chiếm 42% tổng nguồn vốn huy động nhưng vấn đề thị trường hóa lại bộc lộ nhiều hạn chế, nhà đầu tư được trao quá nhiều đặc quyền nhưng nhà nước chưa thực hiện tốt chức năng thẩm định, giám sát. Hậu quả là suất đầu tư cao đẩy vào phí.

Để tiếp tục xã hội hóa vốn đầu tư đường cao tốc trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu khuyến nghị các biện pháp như: Cần hoàn thiện khung pháp luật theo hướng công bố rõ ràng, công khai cơ chế kiểm soát, cơ chế hoạt động của nhóm công tác liên ngành. Quy định công trình quyết toán xong mới được thu phí để phản ánh chính xác hiệu quả đầu tư. Tăng cường vai trò, chức năng của cơ quan giám sát để Bộ Giao thông Vận tải đóng vai trò là nhà điều tiết thị trường, làm trọng tài bảo vệ các bên liên quan, nhất là bảo vệ người tiêu dùng thay vì chỉ đứng về phía nhà đầu tư.

Theo TS Nguyễn Đức Thành, vấn đề cốt lõi để vận hành thành công cơ chế thị trường đối với các loại hàng hóa dịch vụ là tín hiệu về giá. Cụ thể, trong lĩnh vực thu gom rác và nước thải phải tăng dần mức phí tiến tới bù đắp được toàn bộ chi phí. Người dân được quyền chọn nhà cung ứng phù hợp với năng lực của mình, tăng trách nhiệm giải trình của chính quyền và DN. Bên cạnh đó, cơ chế đấu thầu minh bạch cũng là nền tảng để thu hút các DN tham gia.

TS Thành phân tích vấn đề xã hội hóa dịch vụ công “đang kẹt ở thế của một anh nhà nghèo”, muốn đầu tư công nghệ lại không được thu phí cao để bù đắp và ngược lại.

Ví dụ ở chuyện thu gom rác, người dân đã được giáo dục phân loại rác tại nguồn nhưng đơn vị thu gom không có tiền đầu tư phương tiện riêng nên gom chung vào một xe, đến bãi tập kết lại phân nguồn lại rất tốn kém.

Muốn thị trường hóa dịch vụ công phải đi liền với thay đổi cấu trúc thị trường, tính sở hữu để tăng chất lượng, hiệu quả. Nhà nước không tham gia cung cấp dịch vụ nữa mà chuyển sang giám sát, quản lý, không vừa đá bóng vừa thổi còi” - TS Nguyễn Đức Thành đề nghị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo