xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nặng tình với thủ đô

Bài và ảnh: Phạm Ngọc

Nhân 59 năm Ngày Giải phóng thủ đô Hà Nội (10.10.1954 - 10.10.2013) - sự kiện lịch sử trọng đại tiếp nối chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954) - Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Lê Mã Lương kể về những quyết định quan trọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với thủ đô

Trước khi bước vào cuộc kháng chiến 9 năm với thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp không hề muốn một cuộc chiến tranh. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đã tận dụng mọi cơ hội để mong hòa bình.

Kẻ thù buộc ta cầm súng

Sau này, trong nhiều cuộc trò chuyện với Đại tướng về thời điểm “ngàn cân treo sợi tóc” ấy, Thiếu tướng Lê Mã Lương nói đó là quãng thời gian mà Đại tướng phải sống trong tâm trạng khá nặng nề. Ông không hề muốn có một cuộc chiến tranh với người Pháp, không muốn thủ đô Hà Nội bị tàn phá, chiếm đóng và Chính phủ lâm thời phải rút lên Việt Bắc nhưng kẻ địch buộc chúng ta phải cầm súng. Đại tướng luôn dành cho thủ đô Hà Nội một vị trí đặc biệt trong trái tim mình.
img
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bìa trái) trong lễ kỷ niệm giải phóng thủ đô Hà Nội năm 1954 Ảnh: Tư liệu

Để có được thời điểm “năm cửa ô đón chào đoàn quân tiến về” vào ngày 10-10-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dày công xây dựng lực lượng và thế trận chiến tranh nhân dân để quân đội ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong 9 năm kháng chiến. Trung đoàn 102 được biết đến nhiều hơn với tên gọi Trung đoàn Thủ đô, là nòng cốt của Đại đoàn 308 - đại đoàn quân tiên phong đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam do chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh cả của quân đội, xây dựng. Đó là trung đoàn của những tự vệ thủ đô Hà Nội.

Là vị tướng làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” góp phần trực tiếp giải phóng thủ đô, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn quan tâm đến những chuyện tưởng chừng rất nhỏ nhưng ý nghĩa đặc biệt với thủ đô. Ấy là vào đêm 9-10-1954, thông qua ông Vương Thừa Vũ, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308, Đại tướng yêu cầu Trung đoàn Thủ đô thiết kế một lá cờ kéo lên cột cờ thủ đô vào sáng 10-10-1954 để nhân dân chào đón những cánh quân tiến về.

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng trên lễ đài, vẫy chào đoàn quân chiến thắng trong lễ duyệt binh ở sân vận động Cột Cờ của Hà Nội sau ngày giải phóng khiến những người dân thủ đô thời ấy nhớ mãi.

Quý từng giọt máu

Khi máy bay Mỹ trải thảm bom B52 san phẳng phố Khâm Thiên khiến hàng ngàn người chết vào năm 1972, Đại tướng đã đến tận nơi. Theo Thiếu tướng Lê Mã Lương, Đại tướng không chỉ thăm hỏi, động viên người dân vượt qua nỗi đau mà còn muốn chứng kiến trực tiếp số lượng thương vong, mức độ tàn phá để nghiên cứu cách đánh B52 và tìm ra cách giúp bên ta hạn chế thương vong.

Chứng kiến hình ảnh vị Tổng Tư lệnh luôn sát sao, quan tâm lo lắng, người dân thủ đô và bộ đội tên lửa như được tiếp thêm sức mạnh. Không ai ngại hy sinh và đã làm nên trận Điện Biên Phủ trên không trong 12 ngày đêm ở thủ đô.

Sau khi về thủ đô, Đại tướng chọn địa điểm đặt Bộ Tổng Tư lệnh Bộ Quốc phòng trong thành cổ. Lúc ấy, không phải ai cũng đồng ý vì sau một chiến thắng tầm vóc của thế kỷ, nhiều người muốn phải có doanh trại hoành tráng, xứng tầm hơn. Quyết định của Đại tướng cho thấy nhãn quan thiên tài bởi địa điểm này dù khá nhỏ, nhiều nhà cũ nhưng là trái tim của thủ đô.

Đặt trụ sở Bộ Quốc phòng ở đó chính là một sự kết hợp giữa quá khứ và hiện tại. Giá trị của khu Hoàng thành cũng càng lớn hơn vì đây là nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng làm việc và ban hành những quyết định quan trọng trong suốt cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.
 
Lịch viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
 
Ngày 9-10, Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp thông báo: Lễ viếng bắt đầu từ 7 giờ 30 phút đến 21 giờ ngày 12-10 tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội). Buổi sáng sẽ dành cho các đoàn viếng của Ban Chấp hành Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đoàn Quân ủy Trung ương và gia quyến. Sau đó là đoàn viếng của lãnh đạo cấp cao nước ngoài và các bộ, ngành, địa phương.
 
Cùng thời gian, lễ viếng được tổ chức ở trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình và Hội trường Thống Nhất, TP HCM.
 
Bộ phận thường trực tiếp nhận thông tin liên quan đến lễ tang và cung cấp các thông tin chính thức của Ban Tổ chức lễ tang làm việc tại số 51B Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, TP Hà Nội; điện thoại: 069552574.

Hơn 20.000 người viếng Đại tướng

Ngày 9-10 là ngày thứ tư ngôi nhà 30 Hoàng Diệu (TP Hà Nội) mở cửa đón người dân vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp; hàng ngàn người vẫn xếp hàng dài cả km. Cuối ngày 9-10, Đại tá Trịnh Nguyên Huân, Thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cho biết số người viếng vẫn còn rất đông.
 
Theo thống kê của một thành viên ban tổ chức lễ viếng, tính đến 18 giờ ngày 9-10, đã có hơn 20.000 người vào viếng. Thời gian viếng dự kiến kéo dài đến 20-21 giờ mỗi ngày để người dân đã xếp hàng cả buổi chiều đỡ vất vả.
 
Ng.Quyết

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo