xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Treo” dự án điểm vì vướng mặt bằng

Bài và ảnh: HẢI LIÊN

Nhiều dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ bởi vướng giải phóng mặt bằng, đôi khi chỉ vì một vài hộ dân

Trên địa bàn TP HCM hiện có 5 tuyến metro đã và đang triển khai đầu tư xây dựng. Trong đó, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang được thi công các gói thầu chính, các tuyến metro còn lại còn trong quá trình xây dựng thiết kế hoặc gọi vốn đầu tư.

Đối với tuyến metro số 1 (dài 19,7 km, vốn đầu tư gần 2,5 tỉ USD), do chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và phải lập lại thiết kế kỹ thuật cho nhà ga ngầm Bến Thành nên thời gian xây dựng hoàn thành toàn tuyến là năm 2019, đưa vào vận hành năm 2020, thay vì cuối năm 2018 như báo cáo tiến độ được duyệt.

Đụng đâu cũng vướng

Đoạn cuối tuyến metro số 1 thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương vẫn còn 2 hộ kinh doanh chây ì, chưa chịu bàn giao mặt bằng với chiều dài khoảng 1 km. Đây là khu vực có vị trí quan trọng, theo kế hoạch, nhà thầu sẽ lao lắp dầm từ đoạn cuối dự án ngược trở vào và điểm vướng chưa giải tỏa thuộc vị trí lao lắp đầu tiên. Nếu không sớm được bàn giao mặt bằng, nhà thầu không thể khoan thăm dò địa chất, thiết kế, tiến độ toàn dự án sẽ bị ảnh hưởng.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thị sát tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thị sát tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên

Tuyến metro số 2 (Thủ Thiêm - Bến xe Tây Ninh) có chiều dài gần 20 km, tổng vốn đầu tư 1,3 tỉ USD. Trước đây, dự kiến hoàn thành vào năm 2017, chạy thử và đưa vào khai thác cuối năm 2018. Tuy nhiên, hiện tuyến này đang phải điều chỉnh thiết kế và ranh giải phóng mặt bằng.

Trong số các dự án bị chậm trễ vì vướng GPMB, phải kể đến dự án tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (sau này đổi tên thành đường Phạm Văn Đồng). Tuyến đường này có chiều dài 13,6 km, tổng vốn đầu tư hơn 340 triệu USD, đi qua địa bàn các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức, với hơn 3.800 hộ dân bị ảnh hưởng và phải di dời. Dự án có vai trò quan trọng nhằm giảm bớt phương tiện lưu thông khu vực trung tâm TP, kết nối sân bay Tân Sơn Nhất đến các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương thông qua Quốc lộ 13, tạo điều kiện cho trung tâm đô thị phía Bắc TP phát triển.

Năm 1997, dự án đường Phạm Văn Đồng được Chính phủ phê duyệt nhưng đến tháng 6-2008 mới khởi công và đến thời điểm này chỉ mới thông xe được 4,7 km. Dự án vẫn còn 8,9 km đi qua các quận Tân Bình, Gò Vấp và Thủ Đức chưa xác định chính xác thời điểm hoàn thành vì còn vướng GPMB.

Hiện quận Gò Vấp còn 47 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng do chưa thống nhất giá đền bù. Trong khi đó, công tác GPMB trên địa bàn quận Tân Bình đang “giẫm chân tại chỗ”. Sự chậm trễ của dự án đã khiến cuộc sống của người dân ở các khu vực giải tỏa bị xáo trộn, lưu thông gặp khó khăn.

Dự án nâng cấp và mở rộng xa lộ Hà Nội theo dự kiến hoàn thành vào năm 2013 nhưng đến nay chỉ mới hoàn thành trục đường chính, còn mở rộng hai đường song hành cũng đang “treo” vì vướng GPMB. Chỉ riêng khu vực đi qua địa bàn quận 9 vẫn còn 333 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng thi công.

Mới đây, UBND TP đã chỉ đạo UBND quận 9 thu hồi đất đối với các trường hợp còn lại trước ngày 31-12-2014.

Chậm ngày nào, mất tiền ngày ấy

Vừa qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có chuyến thị sát thực hiện các tuyến metro trên địa bàn TP HCM. Nói về dự án tuyến metro số 1 có thể gặp khó khăn do vướng 2 hộ kinh doanh ở khu vực huyện Dĩ An, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bình Dương phải tranh thủ bàn giao mặt bằng cho tuyến metro số 1 trước tháng 10-2014.

“Không thể để một vài hộ dân mà làm ảnh hưởng đến cả tuyến metro. Chậm bàn giao mặt bằng ngày nào, người ta tính tiền ngày ấy” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong buổi tiếp xúc mới đây với 47 hộ dân quận Gò Vấp, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TP, đã xin lỗi người dân vì để công tác đền bù, GPMB kéo dài. Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân cũng yêu cầu quận Tân Bình giải quyết dứt điểm việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp còn tồn đọng, kể cả giải quyết khiếu nại và tổ chức cưỡng chế thu hồi đất để bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án cho chủ đầu tư thi công đúng tiến độ.

Theo UBND TP HCM, trong năm 2014, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng dự án đường Phạm Văn Đồng, mở rộng xa lộ Hà Nội và tuyến đường sắt đô thị metro số 2 là gần 669 tỉ đồng. Hiện TP đang rà soát, đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương quyết toán các công trình, dự án hoàn thành; rà soát dự án có tiến độ giải ngân thấp để chuyển cho các dự án có tiến độ giải ngân cao, phấn đấu tỉ lệ giải ngân năm 2014 đạt trên 95%.

Nhiều công trình vượt tiến độ

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải TP, trong 9 tháng của năm 2014, nhiều công trình giao thông trọng điểm đã và đang được thực hiện vượt tiến độ đề ra, các công trình và hạng mục công trình hoàn thành góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP.

Cụ thể, đã hoàn thành các cầu Bông, Lê Văn Sỹ, Hậu Giang; nạo vét luồng sông Soài Rạp; cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện mặt đường vành đai phía Đông... Tuy vậy, theo đánh giá của sở, hiện công tác giải phóng mặt bằng các địa phương thực hiện còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ chung của nhiều công trình.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo