xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ chức đúng lúc là tự trọng

Thế Dũng thực hiện

Ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - đánh giá như vậy khi trao đổi với Báo Người Lao Động xung quanh nghị định về từ chức đang dự thảo

* Phóng viên: Xin ông cho biết quan điểm của mình về dự thảo nghị định đang được Bộ Nội vụ xây dựng, trong đó có đề cập công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phó trưởng phòng và tương đương trở lên được từ chức?

img

- Ông Lê Như Tiến: Lâu nay, việc cán bộ xin từ chức vì mất uy tín ở nước ta rất hãn hữu. Phần lớn từ chức là để xin thôi việc, vì lý do sức khỏe, về quê hợp lý hóa gia đình… Còn từ chức do năng lực quản lý có hạn, do tín nhiệm thấp là gần như không có. Từ khi có Nghị quyết 35 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn là nhằm vào vấn đề “tín nhiệm”.

Một cán bộ không đủ năng lực hay không đủ tín nhiệm thì nên từ chức. Tôi đã nhiều lần bày tỏ trước Quốc hội là ở Việt Nam, việc cán bộ, công chức nhà nước từ chức là khó khăn; chứ ở nước ngoài, đây là việc hết sức bình thường và trở thành “văn hóa từ chức”. Không làm được việc, từ chức thì có gì đâu, còn cố níu kéo chẳng qua chỉ vì lợi ích riêng.

* Nhiều ý kiến nghi ngờ tính khả thi của nghị định này bởi ở Việt Nam chưa có “văn hóa từ chức” mặc dù không ít bộ, ngành đang gây ra nhiều bức xúc, không nhận được sự đồng thuận từ người dân qua các vụ: vắc-xin, dịch bệnh, sách giáo khoa, bệnh thành tích trong giáo dục và đào tạo hay chuyện đề xuất đăng cai ASIAD?

- Việt Nam chưa có thói quen từ chức. Việc gì cũng phải có lúc bắt đầu, nếu có vài trường hợp dũng cảm đi đầu sẽ tạo được hành động văn hóa này.

Lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, tháng 5-2013Ảnh: Thế Dũng
Lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, tháng 5-2013Ảnh: Thế Dũng

Ở phương Tây, cán bộ quản lý từ chức không phải vì tiêu cực, tham nhũng mà chỉ đơn thuần là do sai sót, thiếu bao quát dẫn đến quản lý không hiệu quả trong bộ phận do mình quản lý. Như việc Thủ tướng Hàn Quốc vừa từ chức sau vụ đắm phà. Hay người đứng đầu ngành y tế để dịch bệnh bùng phát do không có năng lực dập dịch kịp thời thì cũng phải nghĩ đến từ chức. Từ chức là để dành cơ hội cho người có năng lực, uy tín hơn thay thế nhằm giúp dân, giúp nước.

Còn ở Việt Nam, cán bộ được bầu ra sẽ làm việc cho đến khi nghỉ hưu hoặc lên chức thì mới thôi. Chúng ta cần nhìn nhận từ chức khi bộ phận của mình quản lý có biến cố, người đời không những không cười chê mà còn thiện cảm và trân trọng.

Thật ra, trong thể thao, nhiều lãnh đạo đội bóng đã xin từ chức vì tự thấy không thể dẫn dắt đội quân của mình giành được thành tích tốt hay uy tín không còn. Thời chiến, chúng ta đã có nhiều vị chỉ huy từ chức vì để chiến sĩ thương vong nhiều, kỷ luật bất ổn. Khi đã xem là bình thường thì từ chức đúng lúc là người có tự trọng.

* Để nghị định này đi vào đời sống, theo ông cần quy định cụ thể như thế nào?

- Theo tôi, để khả thi thì nghị định và thông tư hướng dẫn cần quy định rất cụ thể, phải đưa ra quy trình, thủ tục chặt chẽ, từ việc lấy phiếu tín nhiệm trong cơ quan đến đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm trong năm… Việc đánh giá thang điểm “uy tín” của cán bộ phải đưa ra đáp số chính xác. Từ đáp số “uy tín” thấp, cán bộ có tự trọng không có lý gì để “bám trụ” hoặc cơ quan quản lý phải có chế tài. Cán bộ không đủ 50% số phiếu tín nhiệm ở nơi mình công tác thì nên nghĩ ngay đến việc từ chức.

Những trường hợp được từ chức

Trước khi xây dựng dự thảo nói trên, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ rà soát các quy định của Đảng và pháp luật hiện hành, xây dựng các nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động và luân chuyển cán bộ tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15-3-2010 về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức theo hướng thể chế hóa đầy đủ các quy định của Đảng về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.

Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo nghị định theo chỉ đạo của Thủ tướng. Theo đó, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phó trưởng phòng và tương đương trở lên được từ chức trong 4 trường hợp, trong đó có do nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cũng được xin từ chức do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình.

So với các văn bản liên quan trước đây, điểm mới của dự thảo nghị định là quy định rõ quy trình xem xét cho từ chức. Trong quy trình này, người xin từ chức phải làm đơn trình bày lý do, nguyện vọng, sau đó người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho từ chức.

 

Theo bạn, nên có Nghị định về từ chức hay không?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo