icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tử hình: Bắn hay tiêm thuốc độc ?

Thái An-Phạm Dương

Thảo luận tổ sáng 20-11 về dự án Luật Thi hành án hình sự, các đại biểu Quốc hội tranh luận sôi nổi về hình thức thi hành án tử hình; có cho thân nhân nhận xác sau khi thi hành án; hiến mô, tạng của người bị thi hành án tử hình ...

Dự án Luật Thi hành án hình sự quy định việc thi hành hình phạt tử hình sẽ được thực hiện theo hai hình thức xử bắn hoặc tiêm thuốc độc. Hình thức xử bắn được áp dụng trong trường hợp cần trấn áp mạnh mẽ tội phạm; có chiến tranh, tình trạng khẩn cấp hoặc khi chưa có điều kiện áp dụng hình thức tiêm thuốc độc.

img

Đại biểu Nguyễn Văn Bé (TPHCM): “Nên cân nhắc việc cho thân nhân mang xác tử tù về gia đình mai táng”. Ảnh: P. Dương 

 


Loay hoay tìm kiếm pháp trường


Tổng kết công tác thi hành án hình sự nhiều năm qua cho thấy hình thức thi hành hình phạt tử hình bằng xử bắn đã bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập như thiếu pháp trường, áp lực tâm lý, thậm chí gây nỗi ám ảnh đối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ xử bắn. Dẫn chứng, đại biểu (ĐB) Nguyễn Đăng Kính (Hà Nội) nói Hà Tây (cũ) loay hoay hàng chục năm trời mà vẫn không tìm được địa điểm thích hợp xây dựng trường bắn.


“Việc tiêm thuốc độc triển khai như thế nào? Nơi nào đủ điều kiện tiêm? Quy định tiêm thế nào?...”- ĐB Lê Thanh Bình (TPHCM) đặt ra một loạt băn khoăn và đề nghị làm rõ thêm nếu áp dụng hình thức thi hành án mới này. Tuy nhiên, vị ĐB là phó giám đốc Công an TPHCM này cũng bày tỏ ủng hộ việc ưu tiên áp dụng hình thức tiêm thuốc độc thay cho xử bắn.

Ông Bình kiến nghị nên ưu tiên áp dụng tiêm thuốc độc trong giai đoạn quá độ, tiến tới có thể bỏ án tử hình ở nước ta như nhiều nước trên thế giới. Đồng tình, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình (ĐB Long An) cho rằng trước mắt nên duy trì cả hai hình thức trong khi tiến tới ưu tiên tiêm thuốc độc.


Cho tử tù cơ hội cống hiến


Việc cho phép người bị kết án tử hình được phép hiến mô, hiến xác, hiến bộ phận cơ thể cho khoa học hay cho người có nhu cầu ghép tạng đã được nhiều nước trên thế giới cho phép. Hiện VN chưa có quy định về việc này nhưng dự luật đã mở ra cơ sở pháp lý để thực hiện.


“Tử tù phải tỉnh táo đón nhận bản án tử hình để biết rõ vì sao mình phải trả giá bằng mạng sống, song nếu muốn lấy mô, tạng thì phải gây mê, lấy những cơ quan nội tạng quan trọng nhất thì làm sao tử tù tỉnh lại được?”- ĐB Bành Đức Vinh (Hà Giang) không tán thành để tử tù hiến mô, tạng.


Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Phạm Ý Nhi (Phó Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) cho rằng cần thiết phải có quy định cho phép người phải thi hành hình phạt tử hình được hiến xác, mô, bộ phận cơ thể, nhất là trong trường hợp những người thân của tử tù có nhu cầu thay nội tạng.

Đây là vấn đề mang tính nhân đạo và thể hiện giá trị nhân văn trong pháp luật thi hành án hình sự của Nhà nước. ĐB Trần Thị Phương Hoa (Nam Định) tán thành vì cho rằng “nỡ nào lại từ chối việc làm tốt cuối đời của một người dù đã phạm tội tày trời”.


“Nên cân nhắc việc cho thân nhân mang xác tử tù về gia đình mai táng sau khi thi hành án bởi có thể dẫn tới những suy nghĩ, hành động làm ảnh hưởng tới trật tự an ninh và tư tưởng xã hội”- ĐB Nguyễn Văn Bé (TPHCM) bày tỏ quan điểm.

Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga (ĐB Thái Nguyên) lại cho rằng “pháp luật tước sinh mạng của họ chứ không tước quyền nhân thân” để ủng hộ việc cho phép thân nhân được mang xác tử tù về mai táng. ĐB Trương Hòa Bình cũng ủng hộ vì “đây là việc làm nhân đạo và phù hợp với phong tục tập quán của người VN”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo