xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xô bồ lễ hội: Buôn thần, bán thánh

Bài và ảnh: Mạnh Duy

Nhiều lễ hội vốn mang những quan niệm tâm linh rất tốt đẹp nhưng lại đang bị bóp méo bởi không ít người thực dụng sẵn sàng buôn thần, bán thánh ngay ở chốn linh thiêng

Hai nơi cầu tài lộc nổi tiếng nhất miền Bắc là phủ Tây Hồ - Hà Nội và đền Bà Chúa Kho - Bắc Ninh luôn quá tải dịp đầu năm bởi dòng người đổ về nườm nượp. Ở hai nơi này, người ta sẵn sàng dùng tiền để “mua” tài lộc.
 
Với quan niệm “vay” hay “xin” được bao nhiêu thì phải trả lại bấy nhiêu, hàng tỉ đồng đã bị đốt cháy theo vàng mã của những người đi cầu lộc thánh thần.
img
Người đi lễ nhét tiền vào bất cứ chỗ nào để “vay” tài lộc
 
Thực dụng với thánh thần
 
Phủ Tây Hồ thờ Chúa Liễu Hạnh, đấng linh thiêng được xem là phù trợ cho cuộc sống trần gian, đem lại tài lộc, may mắn cho con người. Bởi vậy, người ta đi lễ phủ Tây Hồ chính là để xin tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho một năm mới.
 
Cạnh phủ Tây Hồ có rất nhiều người viết sớ thuê phục vụ khách đi lễ. Thông thường, ai cầu xin gì thì sẽ viết vào sớ những thứ đó rồi đặt lên bàn thờ Thánh Mẫu để được chứng giám.
 
Ông Lưu, một người chuyên viết sớ cạnh phủ Tây Hồ, ngao ngán: “Nhiều người thuê tôi viết sớ không ngại ngần xin của cải vật chất giá trị lớn như nhà lầu, xe hơi... Họ tin rằng Chúa Liễu Hạnh giàu lòng nhân ái và đủ quyền năng để ban phát tài lộc cho mọi người”.
 
Thực tế, ngẫu nhiên cũng có người thỏa nguyện với những thứ họ xin. Điều đó càng làm họ tin rằng cúng nhiều, lễ nhiều thì càng có lộc nhiều.
 
Ông Lưu cho biết có một vị “quan tỉnh” năm nào cũng đi lễ phủ Tây Hồ vào mùng 2 Tết. “Những năm trước, ông ta xin nhà cửa, xe cộ nhưng bây giờ những thứ đó có thừa rồi nên ông ta lại xin mau thăng quan tiến chức”- ông Lưu lắc đầu.
 
Những người viết sớ thuê có kinh nghiệm vài chục năm cạnh phủ Tây Hồ đúc kết: Người ở độ tuổi 40-50 thường xin thăng quan tiến chức, người tuổi 30 hoặc trẻ hơn thì lại xin nhà cửa, xe cộ.
 
“Thậm chí, có những người thuê viết sớ dâng lên thần thánh rằng họ muốn trúng thầu dự án, thắng chứng khoán. Người đi lễ ngày càng thực dụng với thánh thần, không như ngày trước chỉ cầu xin sức khỏe và may mắn cho gia đình”- ông Lưu tiết lộ.
img
Đốt vàng mã vô tội vạ  ở nhiều lễ hội
 
Dân buôn “vay” lộc chúa
 
Nếu như ở phủ Tây Hồ người đi lễ đủ mọi tầng lớp, trong đó có không ít quan chức, doanh nhân thì ở đền Bà Chúa Kho, người đi lễ đa phần là dân buôn bán. Đầu năm, người ta ùn ùn đi “vay” và cuối năm “trả nợ”.
 
Vì quá tải, nhiều người đi lễ không thể diện kiến được Bà Chúa Kho để trực tiếp xin lộc nên phải thuê người đội lễ, thậm chí khấn thuê. Do đó, đội quân khấn thuê, đội lễ thuê ở đền Bà Chúa Kho dịp đầu năm lên tới hàng trăm người.
 
Đền Bà Chúa Kho thờ một phụ nữ trông coi kho lương thực, của cải cho triều đình nhà Lý, giúp đánh tan giặc Tống. Vì vậy, người ta quan niệm Bà Chúa Kho có rất nhiều tiền của, vàng bạc và sẵn sàng cho dân chúng “vay” để làm ăn.
 
Ở đền Bà Chúa Kho, người ta sì sụp khấn vái chỉ với mục đích chung duy nhất là phát tài trong năm mới. Nếu chỉ dừng lại ở chuyện cầu tài lộc thì đó cũng là ước muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, đằng sau những cuộc đi “vay” lộc chúa ấy là rất nhiều chuyện đau lòng.
 
Anh Vũ Đức Nam, một người chuyên khấn thuê ở đền Bà Chúa Kho, kể: “Có một gia đình ở Quảng Ninh trước đây thuộc diện nghèo khó nhưng 10 năm nay giàu lên rất nhanh nhờ buôn bán qua cửa khẩu Móng Cái. Họ còn ghi đề nữa nên kiếm tiền tỉ rất dễ dàng.
 
Bi kịch ở chỗ là từ khi gia đình này giàu lên, 2 đứa con trai của họ vốn ngoan ngoãn ngày càng hư đốn. Chúng phá của không tiếc tay vì biết bố mẹ mình kiếm tiền quá dễ. Cách đây vài ngày, vợ chồng họ đến nhờ tôi khấn rằng không xin tiền bạc nữa mà chỉ cầu gia đình yên ấm thôi”.
 
Cũng chính vì ham muốn tiền bạc mà ở đền Bà Chúa Kho, nhiều người đi lễ không đến bằng lòng thành mà chỉ do dục vọng. Thế nên, ở đây mới sinh ra những kiểu khấn vái gián tiếp bằng cách thuê người làm giúp.
 
“Đốt” hàng trăm tỉ đồng
 
Theo một thống kê vào năm 2010, riêng Hà Nội mỗi năm đốt hàng mã trị giá tới khoảng 400 tỉ đồng. Đến những nơi như đền Bà Chúa Kho hay phủ Tây Hồ, chúng tôi mới thấy con số thống kê ấy có thể chưa đầy đủ.
 
Theo khảo sát của chúng tôi, riêng ở phủ Tây Hồ, mỗi cửa hàng bán hàng mã một ngày có doanh thu trung bình khoảng 2-3 triệu đồng. Từ cổng phủ vào đến bên trong có cả trăm cửa hàng như thế. Chỉ trong tháng giêng, có gia đình thu cả trăm triệu đồng.
 
Với quan niệm có vay có trả, nếu được tài lộc thì phải đem trả lễ cho thánh thần nên người đi lễ quan niệm càng đốt nhiều hàng mã sẽ càng có nhiều tài lộc.
 
Chuyện về một đại gia trong ngành xây dựng đốt hàng mã trị giá 400 triệu đồng cách đây 2 năm vẫn được dân làng nghề Đông Hồ kể lại như một “giai thoại”. Khi những chuyện tâm linh nhuốm màu thực dụng thì người ta cũng sẵn sàng “đốt” tiền để được giàu hơn nữa.
Xin lộc từ xa
 
Ở phủ Tây Hồ, do không gian khá chật hẹp trong khi từ mùng 1 Tết đến hết rằm tháng giêng, ngày nào cũng có trên 10.000 người đi lễ nên nhiều người chỉ có thể đứng ở bên ngoài để vái vọng, “xin lộc từ xa”.
 
Nhiều người khi đã vào được đến trong phủ đã sẵn sàng nhét tiền lễ vào bất cứ chỗ nào, thậm chí nhét cả vào tay thần thánh, vào các bức hoành phi...
Kỳ tới: Bát nháo tệ nạn ăn theo
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo