xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

180 km "cõng" 3 trạm thu phí

Bài và ảnh: KỲ NAM

Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang có 3 trạm thu phí BOT bị người dân, doanh nghiệp phản đối do "thu phí bao vây"

Dự án BOT QL1 dài 37 km qua địa bàn TP Cam Ranh, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đi vào hoạt động gần 2 năm nay nhưng tình trạng xe né trạm thu phí Cam Thịnh (đặt tại xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh) vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Né trạm, phá đường

Thời gian đầu, cách trạm thu phí Cam Thịnh khoảng 400 m về phía Nam có mở dải phân cách để người dân rẽ vào đường liên thôn Xóm Mới. Tuy nhiên, các xe tải, xe ben, xe bồn, xe khách... nhanh chóng phát hiện nếu chạy qua đường liên thôn này đến xã Cam Thịnh Tây, sau đó đi vào QL27B thì sẽ trở lại QL1 (cách trạm thu phí 300 m về phía Bắc). Như vậy, chỉ cần chạy thêm khoảng 8 km là các xe dễ dàng né được khoản thu phí. Ông Phạm Văn Thưởng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư 194 BOT QL1 Cam Ranh, cho biết mỗi ngày có từ 300- 400 ô tô né trạm, tương đương hụt thu khoảng 60-120 triệu đồng/ngày, bằng 1/6 doanh thu của trạm/ngày. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến doanh thu, đồng nghĩa với việc thời gian thu phí hoàn vốn dự án cũng tăng theo.

180 km cõng 3 trạm thu phí - Ảnh 1.

Tuyến đường Nha Trang - Buôn Ma Thuột có đến 3 trạm thu phí, trong đó có trạm thu phí ở xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

Sau nhiều lần kiến nghị vào cuối năm 2016, Bộ GTVT đồng ý đóng kín dải phân cách phía Nam của trạm thu phí BOT Cam Thịnh. Biện pháp này nhằm hạn chế tình trạng các phương tiện né trạm thu phí giảm theo hướng từ Nam ra Bắc. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, lưu lượng xe vi phạm lại ngày càng tăng. Hiện tượng này khiến tuyến đường liên xã Cam Thịnh Đông và Cam Thịnh Tây bị xuống cấp ngày càng nghiêm trọng.

Không chỉ ở trạm Cam Thịnh, để né trạm Ninh Xuân trên QL26 (thị xã Ninh Hòa), nhiều ô tô, xe tải không đi đường chính mà rẽ vào đường đi huyện Khánh Vĩnh rồi về TP Nha Trang. Đường tỉnh lộ lại phải "gánh" lượng xe quá tải nên cũng bị cày phá.

Chịu không xiết

Dự án BOT đường bộ ở QL26 (Khánh Hòa - Đắk Lắk) dài gần 8 km, được triển khai từ giữa tháng 6-2015 với tổng mức đầu tư 530 tỉ đồng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư xây dựng 501. Thời gian thu phí của dự án dự kiến 18 năm 10 tháng. Đến nay, dự án đã hoàn thành và tiến hành nghiệm thu nội bộ, chuẩn bị đưa vào khai thác.

Tuy nhiên, cùng với việc chuẩn bị đưa trạm thu phí ở xã Ninh Xuân (thị xã Ninh Hòa) vào hoạt động, nhiều tài xế bắt đầu tỏ ra không đồng tình. Anh Trần Văn Minh (lái xe tuyến Nha Trang - Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đưa ra 2 lý do phản đối: "Thứ nhất là trạm BOT Đèo Cả ở xã Ninh Lộc, chúng tôi không chạy ra Phú Yên, không qua Đèo Cả mà vẫn bị thu phí. Thứ hai là việc đặt 2 trạm thu phí cách nhau chưa tới 8 km trên địa bàn thị xã Ninh Hòa là không đúng với quy định với khoảng cách tối thiểu là 70 km. BOT chồng BOT, phí chồng phí sao chúng tôi chịu được".

Bà Phạm Thị Thanh Hương, chủ hãng xe Hương Khuê (chạy tuyến Nha Trang - Buôn Ma Thuột), bày tỏ: "Một chuyến xe chạy gần 180 km mà phải "cõng" 3 trạm thu phí đó là điều quá bất hợp lý. Theo tính toán, mỗi ngày đi về qua 3 trạm mất 180.000 đồng, với 8 xe hiện có thì chúng tôi phải nộp phí 1,4 triệu đồng".

Từ năm 2016, Bộ GTVT cho dời trạm thu phí BOT Đèo Cả từ xã Ninh An về xã Ninh Lộc vấp phải nhiều sự phản đối. Người dân cho rằng mục đích dời trạm là để "hốt gọn" xe lưu thông trên QL26.

Dù vậy, Bộ GTVT cho rằng trạm Ninh An trên QL1 (thuộc xã Ninh Lộc) và trạm tại xã Ninh Xuân trên QL26 được thành lập tuân thủ các quy định của pháp luật. Vị trí đặt trạm có điều kiện về địa hình thuận lợi để giảm chi phí đầu tư, bảo đảm an toàn và thông suốt khi vận hành khai thác, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp. 

BOT Cai Lậy chưa thu phí trở lại

Ngày 20-8, trao đổi phóng viên Báo Người Lao Động, UBND tỉnh Tiền Giang và Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vẫn chưa nhận được thông báo từ BOT Cai Lậy về việc thu phí trở lại vào ngày 21-8.

Trước đó, tại cuộc làm việc với Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang vào ngày 16-8, đại diện BOT Cai Lậy thông tin từ ngày 21-8 sẽ thu phí trở lại với giá mới. Tuy nhiên, việc quyết định cuối cùng do bộ trưởng Bộ GTVT phê chuẩn. "Đến giờ chúng tôi vẫn chưa nhận một thông tin gì cập nhật từ Bộ GTVT và không biết ngày nào thu phí lại" - đại diện BOT Cai Lậy nói.L.Phong - Th.An

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo