xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

58 tỉ USD cho đường sắt tốc độ cao

Bài và ảnh: Văn Duẩn

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành phố với chiều dài 1.545 km, 23 ga; đoạn Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang sẽ ưu tiên làm trước

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa tổ chức hội thảo báo cáo nghiên cứu giữa kỳ dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để hoàn thiện báo cáo cuối kỳ. Nghiên cứu thực hiện bởi liên danh tư vấn: Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT, Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng GTVT, Công ty CP Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam.

Tư vấn châu Âu thẩm tra

Theo nghiên cứu và đề xuất của liên danh, hướng tuyến dự án có điểm đầu là ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và điểm cuối là ga Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM), đi qua 20 tỉnh, thành phố với chiều dài 1.545 km, 23 ga và 5 khu depot, 21 trạm điện, 42 trạm bảo dưỡng hạ tầng.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết báo cáo cuối kỳ sẽ hoàn thành trong tháng 10 và được thẩm tra bởi tư vấn châu Âu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức đấu thầu để lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm tra. Bộ GTVT sẽ gửi văn bản lấy ý kiến các địa phương lần cuối về phương án hướng tuyến, vị trí nhà ga.

58 tỉ USD cho đường sắt tốc độ cao - Ảnh 1.

Sau khi có đường sắt tốc độ cao, đường sắt hiện nay chủ yếu để phục vụ chở hàng

Nhóm tư vấn đề xuất xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao này theo khổ đường đôi, điện khí hóa, tốc độ khai thác tối đa 320 km/giờ. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1,33 triệu tỉ đồng (tương đương 58,7 tỉ USD), trong đó chi phí giải phóng mặt bằng 45.243 tỉ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị 992.631 tỉ đồng... Dự án đầu tư bằng hình thức đối tác công - tư (PPP) kết hợp vốn nhà nước. Phương án huy động vốn dự kiến từ trong nước, vay ODA, doanh nghiệp, tư nhân, thu từ quỹ đất.

Về phân kỳ đầu tư, liên danh đề xuất xây dựng đoạn thí điểm Thủ Thiêm - Long Thành, sau khi vận hành thí điểm sẽ đưa vào khai thác thương mại vào năm 2028-2029; các đoạn ưu tiên dự kiến đề xuất: Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP HCM, đưa vào khai thác năm 2032 với tổng vốn hơn 24,6 tỉ USD...

Theo phương án chạy tàu được đề xuất, tốc độ chạy giai đoạn đầu lớn nhất là 200 km/giờ, giai đoạn sau cao nhất 320 km/giờ. Thời gian chạy toàn tuyến là 5 giờ 17 phút (tàu nhanh đỗ ít ga) và 6 giờ 50 phút (tàu nhanh đỗ nhiều ga). Về sức chở, giai đoạn đầu tàu sử dụng 10 toa và giai đoạn sau là 16 toa.

TS Nguyễn Ngọc Long, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường Việt Nam, bày tỏ ủng hộ chủ trương và cho rằng việc tính toán phân kỳ đầu tư rất quan trọng. Tuy nhiên, việc chỉ chia 3 chặng để đầu tư là quá lớn, nhất là đoạn Vinh - Nha Trang có lý trình dài. Nếu chia nhỏ hơn các chặng, đoạn thì sẽ tốt hơn.

Cần công nghệ tiến bộ

Liên danh đề xuất xu hướng lựa chọn công nghệ theo nguyên tắc đồng bộ, tiên tiến, thuận lợi chuyển giao. Đoàn tàu áp dụng công nghệ động lực phân tán vì có nhiều ưu điểm trong giảm bớt chi phí hạ tầng, phù hợp xu hướng các nước trên thế giới.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, có 2 yếu tố đặc trưng tạo nên sự khác biệt của các loại hình công nghệ đường sắt tốc độ cao là: Công nghệ động lực đoàn tàu và công nghệ tín hiệu điều khiển. Trên thế giới có 2 loại hình công nghệ động lực đoàn tàu là phân tán và kéo đẩy.

Nhóm tư vấn cho biết xu thế các nước đang chuyển sang sử dụng loại hình phân tán bởi ưu điểm là thiết bị phân tán nên tải trọng trục nhẹ; nhiều trục sức kéo hơn nên gia tốc lớn hơn và giảm tốc bằng phanh điện; có thể vận hành với vận tốc cao hơn tùy độ dốc từng đoạn. Tuy nhiên, nhược điểm là khối lượng bảo trì lớn.

Về hệ thống tín hiệu nhận diện tàu trên đường sắt tốc độ cao, hiện các nước đang có xu hướng xây dựng hệ thống tín hiệu và điều khiển tàu tự động trên nền tảng thông tin vô tuyến trong tương lai

Liên danh nhấn mạnh đối với Việt Nam, để tránh tụt hậu, cần tiếp cận công nghệ tiến bộ. Cụ thể, kiến nghị lựa chọn công nghệ động lực phân tán và công nghệ tín hiệu điều khiển tự động trên nền tảng thông tin vô tuyến số. Ngoài ra, phải bảo đảm nguyên tắc: Công nghệ có tính mở, có thể dùng chung nhiều nhà cung cấp và Việt Nam có thể tiến dần đến làm chủ công nghệ.

Theo ông Vũ Hoài Nam, Trưởng Bộ môn Công trình Đại học Xây dựng, công nghệ đoàn tàu, vận hành của dự án mà tư vấn đưa ra hiện nay là tiên tiến. Tuy nhiên, nghiên cứu cần bổ sung đánh giá xu hướng thế giới để cho thấy ở thời điểm khai thác dự án, công nghệ trên vẫn ở mức tiên tiến. Nội dung nghiên cứu cần đúc rút kinh nghiệm các nước và đề xuất cần bao gồm cả mô hình tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành hiệu quả nhất.

Dự kiến trình QH vào cuối năm 2019

Dự kiến tiến độ dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tháng 11-2018, chủ đầu tư là Bộ GTVT thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Tháng 12-2018 đến tháng 8-2019, Hội đồng Thẩm định nhà nước, Chính phủ thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Tháng 10-2019, trình Quốc hội (QH) thông qua chủ trương đầu tư.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo