Tổ có nhiệm vụ lập kế hoạch, triển khai các biện pháp quản lý việc nuôi chó, mèo; phát hiện, xử phạt chủ nuôi không xích, rọ mõm chó, mèo ở nơi công cộng, ngăn chặn nguy cơ chó dữ tấn công người, phòng chống dịch dại.
Tổ bắt chó mèo thả rông đầu tiên tại Đà Nẵng đi vào hoạt động
Mỗi con chó, mèo bị bắt sẽ tạm giữ tại UBND phường trong 24 giờ, sau đó sẽ đưa đến khu nuôi nhốt chó mèo thả rông của thành phố
Quy trình xử lý cụ thể gồm: tổ chức kiểm tra và bắt giữ chó, mèo thả rông, chó không đeo rọ mõm, nghi mắc bệnh dại tại các tuyến đường trên địa bàn phường.
Thực hiện cưỡng chế tiêm vắc-xin phòng dại cho chó, mèo khi đến thời gian tiêm phòng theo quy định. Tạm giữ chó, mèo thả rông tại địa điểm của phường; chăm sóc chó, mèo trong thời gian 24 giờ.
UBND phường thông báo trên các phương tiện thông tin của phường về địa điểm tạm giữ chó, mèo bị bắt của phường để chủ vật nuôi biết, đến nhận.
Trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm thông báo, chủ vật nuôi đến UBND phường để làm việc nhận lại chó, mèo. UBND phường xử lý vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi về các sai phạm liên quan đến quản lý chó, mèo nuôi.
Trong trường hợp sau 24 giờ kể từ thời điểm thông báo mà chủ vật nuôi không đến nhận thì UBND phường đưa chó, mèo tới khu nuôi nhốt chó, mèo thả rông của thành phố.
Xử lý bò thả rông tại phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng)
Trước đó, nhằm xử lý tình trạng bò thả rông gây ảnh hưởng đến khu dân cư, UBND phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu) cũng thành lập 1 tổ công tác chuyên xử lý.
Thành viên gồm các lực lượng của phường như quy tắc đô thị, công an, quân sự, Địa chính - xây dựng. Ngoài ra, phường còn thuê người có chuyên môn trong việc bắt bò tham gia cùng.
Mỗi con gia súc bị bắt giữ, muốn nhận lại, chủ phải nộp phạt số tiền từ 500.000 - 700.000 đồng theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP (kể cả tiền công chăm sóc trong thời gian lưu giữ).
Bò thả rông được đưa về trại nuôi ở xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang)
Bình luận (0)