xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: Chính quyền đô thị TP HCM sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo

VĂN DUẨN thực hiện

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định đề án chính quyền đô thị TP HCM đã luận giải đầy đủ các vấn đề dư luận quan tâm một cách thuyết phục

. Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, ông có thể nói rõ hơn đánh giá và nhận xét của ông về đề án chính quyền đô thị TP HCM?

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: Chính quyền đô thị TP HCM sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo - Ảnh 1.

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ LÊ VĨNH TÂN: Việc đầu tiên ai cũng dễ dàng nhận thấy là trong Tờ trình của Chính phủ cũng đã nói TP HCM đã cân nhắc rất kỹ trong nhiều năm. Cụ thể, việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM đã được TP báo cáo với trung ương từ những năm trước khi thực hiện thí điểm. Quá trình xây dựng đề án và dự thảo Nghị quyết lần này, lãnh đạo TP và Bộ Nội vụ đã tổ chức lấy ý kiến các cơ quan trung ương có liên quan, được Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị quyết, được các cơ quan có thẩm quyền thông qua theo quy định.

Mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM được kỳ vọng có sự thay đổi không chỉ là việc thay "chiếc áo đã quá chật" mà sự chuyển động của mô hình mới sẽ gắn với đổi mới cơ chế, chính sách, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy tính chủ động sáng tạo của chính quyền TP HCM, bảo đảm sự ổn định và phát triển TP.

Kế đến, tôi cho rằng đây là cách mà chúng ta tổ chức lại chính quyền cho phù hợp với điều kiện quản lý đô thị hiện nay của TP. Thực tê,́ TP HCM đã có kinh nghiệm thực tiễn qua hơn 6 năm thí điểm không tổ chức HÐND quận/huyện, phường giai đoạn 2009-2016. Qua sơ kết cho thấy với số lượng đơn vị hành chính thí điểm nhiều nhất cả nước, TP đã đạt được thành công trên diện rộng.

. Ðiều mà nhiều người quan tâm đó là nếu cơ cấu tổ chức của chính quyền quận, phường không có tổ chức HÐND thì việc thực hiện dân chủ như thế nào?

- Thực tế sẽ không bỏ sót nhiệm vụ của HÐND quận hay phường. Tờ trình đã nêu rõ chúng ta chuyển giao tất cả những quyền lực của HÐND cấp quận, phường về cho HÐND TP, chỉ trừ quyết định danh mục đầu tư dự án nhóm B, C để lại cho chủ tịch UBND quận.

Theo đó, HÐND TP được quyền giám sát đến cấp quận. Chủ tịch UBND, chánh án TAND, viện trưởng VKSND cấp quận cũng chịu sự chất vấn của HÐND TP. Cùng với đó là sự giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện quyền giám sát đối với chính quyền cấp quận, phường. Ðặc biệt còn có sự giám sát của Quốc hội (QH), đoàn đại biểu (ĐB) QH và ÐBQH.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: Chính quyền đô thị TP HCM sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo - Ảnh 2.

Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM nếu được thông qua sẽ tạo động lực cho TP HCM phát triển nhanh và bền vững, qua đó thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

. Vậy số lượng ĐB HÐNÐ TP HCM sẽ được phân bổ như thế nào để bảo đảm quyền giám sát theo mô hình mới?

- Số lượng ĐB HÐND của TP HCM sẽ theo số lượng được phân bổ trong Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ QH sắp tới đây. Cơ cấu chuyển đổi quyền lực chúng tôi cũng quy định rất rõ nhiệm vụ của HÐND quận, phường sẽ được phân chia cho HÐND TP và chủ tịch UBND TP. Còn cơ chế giám sát thì kể cả QH, ÐBQH sẽ mở rộng dân chủ trực tiếp ở cấp quận, cấp phường theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Do vậy, chúng ta không ngại việc HÐND TP không giám sát được ở cấp phường, cấp quận. Thực tê,́ TP HCM đã làm thí điểm và không xảy ra vấn đề gì khó khăn trong việc thực hiện quyền dân chủ của người dân.

Ngoài ra thời gian tới đây, khi thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, chúng tôi sẽ chú ý về mô hình không phải là cấp chính quyền, sẽ đẩy mạnh dân chủ trực tiếp. Cụ thể, với những dự án, vấn đề rất quan trọng, thay vì cấp chính quyền của địa phương quyết định thì nay phải lấy ý kiến trực tiếp từ người dân. Nếu đa số ý kiến người dân đồng tình thì mới được thực hiện.

. Cơ quan hành chính cấp quận, phường sẽ như thế nào, thưa Bộ trưởng?

- Chủ tịch UBND quận sẽ do chủ tịch UBND TP bổ nhiệm. Ðây là cơ chế bổ nhiệm chứ không phải cơ chế bầu và là công chức. Công chức cấp quận sẽ gồm: chủ tịch, các phó chủ tịch UBND và các công chức của quận. Còn đối với công chức của phường sẽ bao gồm: công chức trong cơ quan hành chính và công chức của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội (công chức các cấp là công chức của cơ quan hành chính cấp trên). Những người hoạt động không chuyên trách của phường vẫn thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Có thể nói, đây là bước chuyển, trong điều kiện như thế không phải tất cả công chức cấp phường đều trở thành công chức cấp quận. Chúng ta phải thực hiện việc chuyển đổi công chức của phường thành công chức của quận nhưng phải có trình độ đại học tương ứng vị trí việc làm, có kinh nghiệm lâu năm. Phần còn lại chúng ta phải thực hiện chính sách tinh giản biên chế.

Tuy nhiên, cần nói rõ tinh gọn bộ máy chỉ là một trong những nội dung để tổ chức chính quyền đô thị. Cái quan trọng là tổ chức một bộ máy hành chính hoạt động có hiệu lực, hiệu quả - tức là giảm bớt chia cắt không gian phát triển về vấn đề đô thị và thuận lợi hơn trong quản lý nhà nước về vấn đề đô thị, kể cả đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý trật tự xã hội, quản lý phát triển kinh tế. 

Hai điểm nổi bật

Một trong những nội dung trọng tâm, nổi bật của đề án chính quyền đô thị TP HCM là không tổ chức HÐND quận, phường. Việc này nhằm đóng góp kinh nghiệm thực tiễn cho quá trình đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền đô thị.

Ðiểm nổi bật thứ 2 của đề án là thành lập TP Thủ Ðức. Ðây là một nội dung mà TP HCM đã ấp ủ từ nhiều năm qua, là mô hình "thành phố trong thành phố" được xây dựng với mong muốn giúp nơi đây trở thành hạt nhân và một cực tăng trưởng mới thúc đẩy phát triển cho TP và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Qua đó, góp phần thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại, hỗ trợ tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp hội nhập quốc tế.

P.Anh

Theo dự kiến, hôm nay (16-11), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Hoàng Thanh Tùng sẽ trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM. Sau đó, QH sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết này.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo