xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá (*): Những điểm nghẽn cần khơi thông

Nhóm Phóng viên

Việc tổ chức thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách vượt trội cho TP HCM trong thời gian tới là vấn đề hết sức cấp thiết, xuất phát từ yêu cầu khách quan và thực tiễn quản lý của TP HCM

Tại hội thảo khoa học thí điểm cơ chế, chính sách mới vượt trội tại TP HCM do Học viện Cán bộ TP HCM và Cơ quan thường trực Tạp chí Cộng sản tại miền Nam tổ chức ngày 18-5, nội dung công tác cán bộ tại TP HCM, nâng cao năng lực cũng như bảo vệ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) đã được nhiều đại biểu có bài tham luận phân tích với cái nhìn đa chiều.

Có cơ chế đặc thù, quy trình vẫn lòng vòng

Theo ThS Trịnh Xuân Thắng (Học viện Chính trị khu vực IV), hiện TP HCM có 22 đơn vị hành chính cấp huyện, 312 đơn vị hành chính cấp xã. Toàn thành phố có 133.802 CC, VC; ngoài ra, có 6.688 CB, 7.160 CC cấp xã.

Từ nhiệm kỳ 2021-2026, TP HCM không tổ chức HĐND quận, phường tại 16 quận và 249 phường nên cơ quan hành chính ở quận, phường chủ động điều hành, quyết định nhanh chóng những vấn đề cấp bách ở địa phương. Chủ tịch UBND TP HCM cũng đã ủy quyền 85 đầu việc cho các sở, ngành, UBND quận, huyện và thủ trưởng các đơn vị…

"Qua thực hiện ủy quyền đã giúp cho các sở, ngành, UBND các quận, huyện chủ động trong công tác thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như phát huy được vai trò người đứng đầu trong công tác quản lý, điều hành và nâng cao tinh thần trách nhiệm cho CB, CC, VC trong thực thi nhiệm vụ. Đồng thời giúp cho chính quyền thành phố có khả năng quản lý hiệu quả hơn, thích ứng với những thay đổi về giải quyết những yêu cầu đặt ra để thúc đẩy thành phố phát triển" - đại biểu Trịnh Xuân Thắng nhận định.

Để cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá (*): Những điểm nghẽn cần khơi thông - Ảnh 2.

Kiều bào tham quan Khu Công viên phần mềm Quang Trung.Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Tuy nhiên, trong tổ chức hoạt động của chính quyền thành phố vẫn còn một số bất cập, tính năng động, sáng tạo chưa được đáp ứng đầy đủ. Cụ thể, dù đã có cơ chế, chính sách đặc thù nhưng quy trình ra quyết định vẫn không thay đổi.

Ông Trịnh Xuân Thắng dẫn chứng dù có Nghị quyết 54 nhưng TP HCM muốn thu phí cảng biển, phí ôtô vào khu vực trung tâm thì phải lập đề án trình nhiều bộ, ngành liên quan. Chỉ cần một bộ không đồng ý thì sẽ bị bác bỏ hoặc đi lòng vòng cả năm mới đến đích. Chính sự lòng vòng này đã dẫn đến mất cơ hội, chậm tiến độ, phát sinh thêm những hệ quả không lường được ở nhiều dự án.

Hay tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương ở TP Thủ Đức đã có sự khác biệt so với quận, huyện khác của TP HCM. Thế nhưng, thẩm quyền hiện nay của TP Thủ Đức cũng chỉ ngang quận, huyện, chưa phát huy hiệu quả chính quyền thành phố thuộc thành phố…

Còn theo ThS Nguyễn Quốc Khánh (Trường Chính trị tỉnh Tây Ninh), trong thời gian qua, một số CB, CC, VC của TP HCM có trình độ, năng lực chuyển từ khu vực công sang khu vực tư dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công.

Có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là về chế độ đãi ngộ, điều kiện, môi trường làm việc chưa đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của họ. Chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài thời gian qua chỉ tập trung vào thu hút là chính, chưa quan tâm đúng mức đến trọng dụng, đãi ngộ, bảo vệ nhân tài. Các quy định của pháp luật chưa bao quát hết những nội dung cần thể chế hóa về các tiêu chí, quy định cụ thể để phát hiện, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao…

Phá rào cản để tiếp tục đi đầu

TP HCM với đặc thù là đô thị thuộc loại đặc biệt, được mệnh danh là đầu tàu, động lực phát triển cho các vùng, khu vực và cả nước. Trong nhiều năm qua, TP HCM luôn đi đầu trong đề xuất và thí điểm thực hiện các cơ chế, chính sách mới, đặc thù của trung ương để nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ thực tiễn thành phố làm cơ sở nhân rộng, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật. Vì vậy, TP HCM luôn xem trọng việc nâng cao năng lực của đội ngũ CB, CC bởi đây là yếu tố quyết định thành công của các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

"Là thành phố có nhiều tính đặc thù, năng động và không ngừng chuyển động, đội ngũ CB, CC TP HCM được trải nghiệm qua nhiều thử thách, khó khăn và thành công, hiệu quả. Đây là thước đo đánh giá năng lực sáng tạo trong thực thi công vụ; đồng thời qua đó thể hiện niềm tin của lãnh đạo thành phố đối với đội ngũ này" - TS Nguyễn Ngọc Chung (Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TP HCM) phân tích.

TS Nguyễn Ngọc Chung chỉ ra CB, CC TP HCM thực hiện thí điểm thành công nhiều mô hình mới như: thực hiện theo Nghị quyết Đại hội VII của Đảng và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, từ chủ trương của Đảng, Chính phủ, TP HCM đã tổ chức thành công mô hình Khu Chế xuất Tân Thuận; từ đó nhân rộng ra nhiều khu chế xuất.

Thành lập Trung tâm Chứng khoán Thành phố (1993) - mô hình giao dịch chứng khoán đầu tiên của Việt Nam. Đề xuất chuyển đổi mô hình Hội chợ Triển lãm Quang Trung thành Khu Công viên phần mềm Quang Trung. Cơ chế "Một cửa" và "Một cửa liên thông" trong giải quyết thủ tục hành chính cũng bắt đầu từ nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo của đội ngũ CB, CC TP HCM.

Mô hình thừa phát lại là bước đi sáng tạo trong thực hiện thành công chủ trương xã hội hóa thi hành án dân sự. Tổ chức thực hiện Nghị quyết 54, một số cơ chế, chính sách đặc thù được trung ương phân cấp đã được vận dụng, tổ chức thực hiện hiệu quả; đội ngũ CB, CC thành phố đã có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giải quyết, xử lý các tình huống phát sinh…

"Những kết quả trên xuất phát từ nỗ lực, quyết tâm của đội ngũ CB, CC thành phố; thể hiện bản lĩnh của người CB, CC có tâm, có tầm, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá. Bên cạnh đó, là bản chất chịu khó nghiên cứu, tìm tòi đổi mới sáng tạo; không chịu chùn bước trước những khó khăn, vướng mắc, trói buộc của cơ chế, chính sách không còn phù hợp để sửa đổi, thử nghiệm, tìm hướng đi mới. Vì vậy, việc tổ chức thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách vượt trội cho TP HCM trong thời gian tới là vấn đề hết sức cấp thiết, xuất phát từ yêu cầu khách quan và thực tiễn quản lý của TP HCM. Đồng thời, đây cũng là bước nhảy để thúc đẩy TP HCM lấy lại đà tăng trưởng, xứng đáng hơn với vị trí đầu tàu của mình" - TS Nguyễn Ngọc Chung nhấn mạnh.

Đánh giá hệ thống chính sách trong các ngành, các lĩnh vực, ThS Nguyễn Yến Nhi và ThS Nguyễn Thành Trung (Học viện Chính trị khu vực IV) cho rằng sự chồng chéo, trùng lặp cũng là một trong những rào cản trong quá trình thực hiện chính sách của CB, CC, VC. Phải giải quyết điểm nghẽn chính sách này để giúp CB, CC, VC có điểm tựa an toàn về thể chế trong quá trình thực thi công vụ.

Đồng quan điểm, ThS Nguyễn Quốc Khánh nhận xét thời gian qua, TP HCM luôn xác định xây dựng đội ngũ CB, CC, VC là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số điểm nghẽn cần có những chính sách, cơ chế vượt trội hơn Nghị quyết 54 để tạo ra những đột phá, mô hình mới.

Cách tháo gỡ khó khăn là trung ương tăng cường tự chủ, phân cấp, phân quyền rộng hơn, ủy quyền rõ ràng cho TP HCM tự làm, tự chịu trách nhiệm, từ đó sẽ tự thiết kế việc thi hành cơ chế, chính sách theo tình hình thực tế.

(Còn tiếp)

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 29-5

Áp lực của CB, CC, VC

Theo ThS Nguyễn Yến Nhi và ThS Nguyễn Thành Trung, áp lực đối với CB, CC, VC hiện nay bao gồm:

Áp lực thực thi công vụ trong điều kiện phải tuân thủ quá nhiều chính sách, pháp luật, quy định; trong khi còn nhiều quy định, quy tắc, chính sách, pháp luật chưa cụ thể, còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau.

Áp lực công việc và đòi hỏi từ phía xã hội ngày càng cao. Tình trạng quá tải công việc ở các cơ sở y tế, giáo dục hay các cấp chính quyền cơ sở ngày càng trở nên phổ biến; nhu cầu ngày càng cao của người dân với chất lượng dịch vụ công cũng tạo áp lực lớn lên hệ thống.

Áp lực từ đời sống cá nhân của CB, CC, VC (chính sách tiền lương, phụ cấp chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống).

Bên cạnh đó, sự gia tăng đáng kể số lượng tổ chức Đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật trên cả nước, trong đó có TP HCM, những năm gần đây đã tạo áp lực vô hình đối với CB, CC, VC. Bối cảnh được cho là "sờ đâu cũng thấy có chuyện", "sờ đâu cũng thấy sai phạm" tạo ra sự ám ảnh vô hình về rủi ro trong công việc của CB, CC, VC. Cũng chính tâm lý "nhìn đâu cũng thấy sai phạm" khiến người dân trở nên xét nét, cảnh giác đối với CB, CC, VC thực thi công vụ. Trong nhiều trường hợp, CB, CC, VC có cảm giác rơi vào thế bị cô lập trong sự giám sát chặt chẽ của người dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo