xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dừng thu phí trạm BOT tai tiếng T2: Phương án tối ưu

VĂN DUẨN - THỐT NỐT - CA LINH

Bộ Giao thông Vận tải giao các đơn vị liên quan rà soát phương án tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn thông báo kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Nhật về trạm thu phí T2 (thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 theo hình thức BOT; đặt tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ). Theo đó, Tổng cục Ðường bộ và chủ đầu tư đã thống nhất phương án không tiếp tục thu phí tại trạm T2 và sẽ dùng vốn ngân sách để mua lại dự án BOT Quốc lộ 91B.

Cần Thơ có thể tiếp nhận Quốc lộ 91 B

Đây là kết quả buổi làm việc của Bộ GTVT với UBND TP Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Ðồng Tháp, Kiên Giang cùng Tổng cục Ðường Bộ, Bộ Tài chính, chủ đầu tư, ngân hàng để ghi nhận các ý kiến xử lý vấn đề liên quan trạm T2.

Theo Bộ GTVT, từ khi cầu Vàm Cống (nối TP Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp) hoàn thành, đưa vào khai thác thì đã xảy ra phản ứng của người dân nên nhà đầu tư đã dừng thu phí tại trạm T2 từ ngày 25-5. Bộ GTVT đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh hoàn thiện thủ tục pháp lý để triển khai dự án tuyến đường tránh Long Xuyên (tỉnh An Giang), dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Sau khi đưa tuyến này vào sử dụng thì các phương tiện qua khu vực sẽ có sự lựa chọn, không phải qua trạm thu phí T2 trên Quốc lộ 91. Tuy nhiên, phương án này không được sự đồng thuận vì ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ ngân hàng.

Sau khi bàn bạc, các bên đã thống nhất chọn phương án tối ưu: Không thu tiền dịch vụ sử dụng tại trạm thu phí T2 và dùng vốn ngân sách hỗ trợ cho phần đầu tư Quốc lộ 91B (từ nguồn ngân sách của TP Cần Thơ hoặc trung ương). Do Quốc lộ 91B thuộc nội đô cửa ngõ phía Tây TP Cần Thơ nên địa phương có thể tiếp nhận lại tuyến đường này để khai thác.

Dừng thu phí trạm BOT tai tiếng T2: Phương án tối ưu - Ảnh 1.

Trạm thu phí T2 đã dừng thu phí từ ngày 25-5 do bị người dân phản ứng. Ảnh: CA LINH

Phân tích cụ thể ưu - nhược điểm

Để có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án này, Bộ GTVT yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư) và Vụ Tài chính quyết toán lại toàn bộ dự án, xác định lại thời gian thu phí, đặc biệt là quyết toán đoạn Quốc lộ 91B mà Công ty CP Đầu tư BOT Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang đã bỏ kinh phí đầu tư.

Bộ GTVT cũng giao Tổng cục Đường bộ chủ trì, phối hợp với nhà đầu tư rà soát phương án trên cơ sở giá trị quyết toán (nếu hạng mục nào chưa quyết toán thì tạm xác định theo giá trị quyết toán của Ban Quản lý dự án Thăng Long) để tính toán chi phí đầu tư đoạn Quốc lộ 91B và phương án hỗ trợ nguồn vốn ngân sách (từ TP Cần Thơ hay trung ương hoặc cả 2). Từ đó, tính toán phương án tài chính, phân tích cụ thể ưu, nhược điểm và trình Bộ GTVT.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 12-11, ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, cho biết chưa nhận công văn về trạm T2 của Bộ GTVT. "Đến nay, UBND TP Cần Thơ cũng chưa có ý kiến gì về việc tiếp nhận hay không tiếp nhận lại Quốc lộ 91B" - ông Dũng nói.

Trong khi đó, chiều cùng ngày, trao đổi với phóng viên về phương án xử lý đối với trạm thu phí T2, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho biết hiện chưa có gì cụ thể...

Như Báo Người Lao Động đã nhiều lần thông tin, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 ban đầu được phê duyệt có một trạm thu phí đặt tại quận Ô Môn, TP Cần Thơ. Sau đó, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và UBND TP Cần Thơ tiếp tục đề xuất mở rộng thêm tuyến Quốc lộ 91B (nằm trong nội ô TP Cần Thơ) và được Bộ GTVT chấp thuận.

Tuy nhiên, trạm thu phí T2 hoàn vốn cho tuyến đường này lại được đặt trên Quốc lộ 91, đoạn qua phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, nên bị người dân phản đối.

"Cơ bản giải quyết bất cập" tại các trạm thu phí BOT

Trong báo cáo gửi tới Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 đang diễn ra về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết trong thời gian qua, Bộ GTVT đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các nhà đầu tư BOT tích cực xử lý, khắc phục tồn tại tại các trạm thu phí. Cụ thể là rà soát, điều chỉnh vị trí một số trạm còn bất cập; miễn, giảm phí cho các phương tiện quanh trạm thu phí có bất cập; chủ động dừng hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án BOT trên tuyến độc đạo hoặc cải tạo tuyến đường hiện hữu không phù hợp với Nghị quyết số 437 ngày 21-10-2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Với các giải pháp đã đưa ra, Bộ GTVT cho rằng bất cập tại các trạm thu phí BOT cơ bản đã được giải quyết. Tuy nhiên, đối với một số trạm có tính chất đặc thù như BOT Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang), T2 trên Quốc lộ 91, trạm Quốc lộ 3 (tỉnh Thái Nguyên), bộ đang phối hợp với các địa phương báo cáo Chính phủ để có các giải pháp xử lý phù hợp; bảo đảm quyền lợi của nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo