xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không cấp vốn cho 12 dự án của ngành công thương

Bảo Trân

Ngoài việc không cấp thêm vốn, phải tái cơ cấu theo hướng ưu tiên các phương án bán, thoái vốn; cho thực hiện phá sản, giải thể đối với các dự án không có khả năng khắc phục

Ngày 25-12, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo, đã chủ trì phiên họp thứ 13 Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp (DN) chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương (gọi tắt là Ban Chỉ đạo).

Đưa 3 dự án ra khỏi danh sách theo dõi, xử lý

Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị và tập đoàn, tổng công ty báo cáo, đề xuất, làm rõ các nội dung liên quan đến việc xử lý 12 dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương từ trước đến nay. Trong đó, có việc phân loại các nhóm đối với 12 dự án theo các tiêu chí để có phương án xử lý cụ thể; đề xuất các phương án xử lý đối với các nhóm dự án, DN sau khi được phân loại; cho ý kiến về phương án xử lý đối với 3 dự án của Tập đoàn Hóa chất là DAP-2 Lào Cai, Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình.

Không cấp vốn cho 12 dự án của ngành công thương - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì phiên họp .Ảnh: TTXVN

Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quyết định số 1468 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương, thời hạn phải hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém đối với các dự án là tới hết năm 2020 (trường hợp phải kéo dài, không quá nửa đầu năm 2021). Trong quá trình xử lý, Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, DN đã nỗ lực triển khai các công việc theo kế hoạch, tổ chức 13 phiên họp để chỉ đạo việc xử lý 12 dự án. Trong năm 2020 đã tổ chức 5 phiên họp của Ban Chỉ đạo, chỉ đạo kiên quyết, liên tục để tháo gỡ, xử lý rốt ráo những vấn đề được coi là nút thắt lớn nhất trong 12 dự án.

Phó Thủ tướng Thường trực cho rằng đến nay đã đưa 3 dự án ra khỏi danh sách theo dõi, xử lý của Ban Chỉ đạo là: Nhà máy Sản xuất phân bón DAP-1 Hải Phòng, Nhà máy Nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bình Phước. Đồng thời tiến hành xử lý vướng mắc quyết toán Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS). Nghiên cứu về đề xuất phương án mới, khả thi, phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương để xử lý đối với dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam. Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón bảo đảm công bằng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Chỉ đạo quyết liệt việc xử lý vướng mắc tranh chấp hợp đồng EPC, chưa quyết toán được dự án của 5 dự án (DAP-2 Lào Cai, Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, TISCO-2, DQS).

Từ kết quả này, Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, các bộ, cơ quan, tập đoàn, tổng công ty khẩn trương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ đã được giao tại các thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo vừa qua, bảo đảm triển khai thực hiện yêu cầu nhiệm vụ theo đúng tiến độ đề ra.

Tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Về phân loại, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu cần xác định hướng xử lý cụ thể đối với từng dự án, bám sát quan điểm xử lý dự án theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Đề án 1468 trên tinh thần kiên quyết xử lý theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các DN.

Đồng thời tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu trong quá trình thực hiện các chủ trương, giải pháp xử lý các dự án, DN. Nhà nước kiên quyết không cấp thêm vốn vào các dự án, DN; xử lý dứt điểm tranh chấp hợp đồng ETC, tái cơ cấu theo hướng ưu tiên các phương án bán, thoái vốn; kiên quyết cho thực hiện phá sản, giải thể đối với các dự án, DN không có khả năng khắc phục...

Tổng hợp các nội dung chỉ đạo của Ban Chỉ đạo để hoàn thiện phương án xử lý cụ thể (bao gồm cả phương án bán, phá sản...) kèm theo thời hạn thực hiện đối với các dự án, báo cáo Chính phủ và trình Bộ Chính trị kết quả triển khai và kết quả hoàn thành việc xử lý theo Đề án 1468 trong nửa đầu năm 2021; xác định rõ phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của Ban Chỉ đạo và các bộ, ngành trong chỉ đạo tháo gỡ các vấn đề vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách và hướng xử lý đối với các dự án.

Về phương án xử lý đối với 3 dự án của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là DAP-2 Lào Cai, Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, cả 3 dự án, DN này đang có tranh chấp hợp đồng EPC và chưa quyết toán được dự án hoàn thành, có số dư nợ phải trả cho ngân hàng rất lớn, càng hoạt động càng tăng thêm lỗ... Phó Thủ tướng Thường trực giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN cùng Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước chủ trì làm việc với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, các ngân hàng thương mại và các cơ quan, đơn vị hữu quan tính toán cụ thể các phương án xử lý đối với 3 dự án, xem xét tổng thể các phương án tái cơ cấu khả thi, giảm thiểu tổn thất vốn và tài sản của nhà nước...

Trên cơ sở đó, lựa chọn, đề xuất phương án xử lý khả thi từng dự án, DN kèm thời hạn, tiến độ thực hiện và các điều kiện cơ chế kèm theo có tính khả thi, báo cáo Ban Chỉ đạo trong tháng 1-2021. 

"Quan điểm xử lý theo chỉ đạo của Bộ Chính trị là không làm thay cho DN; trách nhiệm chính về tái cơ cấu, xử lý các dự án thuộc về các tập đoàn, tổng công ty, DN, chủ đầu tư dự án; trách nhiệm chỉ đạo, giám sát là của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo