xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lãng phí!

Lưu Nhi Dũ

Ngay trong buổi chất vấn trước các đại biểu Quốc hội sáng 6-6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ xác nhận vẫn còn 200.000 sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm.

Người đứng đầu ngành giáo dục trấn an rằng nếu tính trong tổng số hơn 5 triệu lao động trình độ ĐH thuộc độ tuổi này thì tỉ lệ không quá lớn, chỉ dưới 4% (năm 2017, tỉ lệ này từ 3%-4,5%), chủ yếu là làm việc không đúng ngành hoặc không muốn dịch chuyển đến nơi thiếu lao động. Theo quan điểm của Bộ GD-ĐT, đây cũng là tình trạng chung của hầu hết các nước trên thế giới.

Trong ngày trả lời chất vấn trước đó, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cũng cho rằng xã hội không cần quá lo lắng về tình trạng hàng trăm ngàn cử nhân thất nghiệp. Điều đáng lo nhất là chất lượng việc làm, đặc biệt là chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Dù tư lệnh ngành đã lên tiếng trấn an nhưng con số 200.000 cử nhân thất nghiệp vẫn là nỗi đau nhức nhối, nhất là với các bậc phụ huynh đã đầu tư tiền của, thời gian và cả kỳ vọng cho con suốt 4 năm ĐH. Đây cũng là một sự lãng phí rất lớn mà Bộ GD-ĐT có phần trách nhiệm.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận cái gốc của vấn đề nằm ở chất lượng giáo dục chưa cao, chưa đủ nguồn lực để đầu tư các điều kiện bảo đảm chất lượng. Các trường ĐH đào tạo cái mà nhà trường có chứ không phải cái xã hội cần.

Một con số đáng giật mình khác. Về cơ cấu đào tạo theo bằng cấp thì mô hình của Việt Nam không giống nước nào với tỉ lệ 10 ĐH: 3-4 CĐ: 1 trung cấp, sơ cấp bên dưới. Ở thế giới, mô hình là 1 ĐH, CĐ: 4-5 trung cấp: 30 sơ cấp. Cơ cấu lao động theo thị trường lao động Việt Nam thì hoàn toàn đúng theo mô hình các nước đang phát triển là hình chóp, trong khi mô hình tối ưu của các nước phát triển là mô hình quả trứng.

Không còn cách nào khác, chỉ có đẩy mạnh hướng nghiệp; nâng cao chất lượng giáo dục ĐH mới có thể nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thực hiện hướng nghiệp ngay sau khi học sinh học hết bậc THCS để phân làm 2 luồng sang học nghề và học tiếp lên THPT; tốt nghiệp THPT lại phân làm 2 luồng sang học nghề và học ĐH, CĐ. "Các em sẽ được dạy theo cách của những người làm nghề" - nói như lời của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cần phân tích và công khai kết quả đối với công tác tuyển sinh, tỉ lệ sinh viên ra trường tìm được việc làm của các trường ĐH để có định hướng cho các học sinh học những ngành nghề có tương lai việc làm tốt hơn.

Thực tế, nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến nguồn nhân lực mất cân đối như trên, các bộ - ngành liên quan đã biết từ lâu nhưng khắc phục (hay làm một cách mạng khoa học trong đào tạo) là cả một quá trình mới thay đổi được. Nếu vẫn đào tạo theo kiểu cũ và bỏ quên phân luồng, hướng nghiệp thì năng suất lao động của lao động Việt Nam càng tụt hậu, đào tạo càng lãng phí.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo