xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động nữ bị phân biệt

Phương Nhung

Các đại biểu Quốc hội cho rằng trong khi lao động nữ chịu nhiều thiệt thòi, bị phân biệt về tuyển dụng thì chính sách BHXH lại muốn công bằng giữa nam và nữ trong hưởng lương hưu là không ổn

Sáng 9-11, tiếp tục chương trình nghị sự, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Không bình đẳng về lương hưu

Đại biểu (ĐB) Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương, cho rằng quy định tính lương hưu mới từ ngày 1-1-2018 thực sự gây thiệt thòi cho lao động nữ (LĐN). Bà đề nghị Chính phủ sớm trình QH xem xét quyết định thời điểm có hiệu lực về quyết định này nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho phụ nữ.

Lao động nữ bị phân biệt - Ảnh 1.

Bà Trần Kim Yến, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM: "Phải bảo đảm bình đẳng ở cả cách tính lương lẫn độ tuổi nghỉ hưu" Ảnh: NGUYỄN NAM

Chỉ ra thực tế hiện nay, lương bình quân trước khi nghỉ hưu của nữ giới chỉ bằng 87% so với nam giới, ĐB Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội) cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng tác động giới của việc thực hiện cách tính lương hưu đối với LĐN, phải có lộ trình phù hợp để bảo đảm bình đẳng ở cả cách tính lương lẫn độ tuổi nghỉ hưu.

Đại diện tổ chức Công đoàn TP HCM, bà Trần Kim Yến, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, chỉ rõ nghịch lý hiện nay là trong khi chúng ta đã tuýt còi nhiều doanh nghiệp khi đưa ra các quy định phân biệt khi tuyển dụng LĐN mà chính sách BHXH lại muốn công bằng giữa nam và nữ trong hưởng lương hưu.

Bà Yến còn nhấn mạnh theo Luật Bình đẳng giới, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chỉ chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được. "Như vậy, mục đích bình đẳng giới đã đạt được chưa mà lại muốn xóa đi các biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới? Hiện nay, phụ nữ và trẻ em gái về cơ bản vẫn thiệt thòi và yếu thế hơn so với nam giới nhưng việc quan tâm, tạo điều kiện để phụ nữ vươn lên, nỗ lực vượt qua chính mình chưa được đầy đủ. Vậy mà còn cho rằng giảm lương hưu LĐN để bình đẳng với nam trong hưởng lương hưu? Điều chỉnh việc đóng - hưởng BHXH thì nam có lộ trình, phụ nữ thì thực hiện ngay ngày 1-1-2018? Liệu có ổn không?" - bà Yến đặt vấn đề.

Bà Yến đề nghị QH bổ sung nội dung bình đẳng giới vào nghị quyết của QH về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. Bên cạnh đó, cần đánh giá kỹ hơn đề xuất thực hiện có lộ trình tính lương hưu nữ đến năm 2022. Bởi lẽ hiện nay, những bất bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm chưa xóa bỏ. Tuổi nghỉ hưu của LĐN chưa được tăng lên mà kéo dài thời gian đóng BHXH là bất hợp lý.

Chưa bảo đảm quyền lợi chính trị

ĐB Trần Kim Yến cho rằng pháp luật đã quy định, các văn bản lãnh đạo của Đảng cũng nêu rất rõ về trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo các cơ quan trong việc tỉ lệ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo; tỉ lệ nữ ứng cử viên trước khi bầu cử các chức danh theo quy định. Tuy nhiên, nhiều địa phương không đạt chỉ tiêu. Bà đặt câu hỏi 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, vị trí trong gia đình và ngoài xã hội của bản thân phụ nữ đã có nhiều tiến bộ nhưng "tại sao và cái gì đã cản trở việc thực hiện bình đẳng giới trong xã hội?".

Đặt vấn đề truy trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo trong việc này, bà Yến thẳng thắn: "Không hoặc chưa quan tâm quy hoạch, đào tạo, tạo điều kiện cho cán bộ nữ thì đến khi đại hội, bầu cử làm sao có đủ tỉ lệ nữ? Nhiều đơn vị, địa phương đến kỳ đại hội, bầu cử thì nói rằng địa phương, đơn vị không có nữ, nếu buộc phải có nữ thì là "ép chín non"? Không nuôi, không dưỡng thì làm sao có "quả chín" để thu hoạch, vậy "ép chín non" cũng là điều dễ hiểu".

Cùng chung quan điểm về bình đẳng giới trong chính trị, ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) nhìn nhận mặc dù chúng ta khẳng định vai trò của phụ nữ, đặt mục tiêu phải nâng tỉ lệ cán bộ nữ trong cấp ủy, trong lãnh đạo chủ chốt các cấp nhưng rất tiếc là hiện nay chỉ có 1 bộ trưởng và 16 tỉnh, TP có lãnh đạo chủ chốt là nữ. "Tỉ lệ như vậy khiến chúng ta phải chú ý đến vấn đề quy hoạch nguồn" - ông Hoàng lưu ý.

ĐB Phan Văn Tường (Thái Nguyên) cũng đề nghị cần phân tích, đánh giá kỹ và có giải pháp để nâng tỉ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy, tham gia ĐBQH và HĐND.

Hai bộ Y tế, GTVT không đăng đàn

Sáng cùng ngày, trả lời báo chí bên lề Kỳ họp thứ 4, Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết trong 3 ngày chất vấn sắp tới (từ 16 đến 18-11), 5 thành viên Chính phủ gồm Thủ tướng cùng bộ trưởng các bộ: Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chánh án TAND Tối cao sẽ đăng đàn trả lời chất vấn của ĐBQH. Như vậy, 2 bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) không trực tiếp trả lời chất vấn tại kỳ họp này.

Giải thích lý do bộ trưởng Bộ Y tế không ngồi "ghế nóng" để trả lời chất vấn, nhất là trả lời các vấn đề liên quan đến vụ VN Pharma, nhập khẩu thuốc…, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói bộ trưởng Bộ Y tế vừa trả lời chất vấn tại kỳ họp trước. QH cũng đã có Nghị quyết về chất vấn các vấn đề liên quan đến ngành y tế. Như vậy, cần dành thời gian cho ngành thực hiện nghị quyết này.

Đối với Bộ GTVT với nhóm yêu cầu chất vấn liên quan đến các trạm thu phí BOT gây bất bình dư luận thời gian qua, ông Phúc cho biết bộ trưởng Bộ GTVT vừa mới nhậm chức, cũng cần có thời gian tìm hiểu vấn đề trong ngành mình quản lý.

Nói về việc 2 bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ GTVT không đăng đàn, ĐB Phạm Khánh Phong Lan chia sẻ: "Đúng là đầu năm Bộ Y tế đã được chất vấn rồi. Bộ trưởng Bộ GTVT mới nhậm chức nên chưa đưa ra chất vấn thì cũng là lý do chính đáng. Nhưng giá mà sắp xếp được Bộ Y tế trả lời chất vấn thì ĐB sẽ chuyển tải được nhiều hơn ý kiến của cử tri. Thực sự, tôi cũng rất muốn Bộ Y tế trả lời chất vấn".

PH.NHUNG

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo