xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nâng cao trách nhiệm của cán bộ

Vũ Trung Kiên (TP Thủ Đức, TP HCM)

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3-11 "Về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ" (gọi tắt là Quy định 41) với nhiều điểm mới, đồng bộ với các quy định của Đảng hiện nay trong công tác cán bộ, nhất là vấn đề xử lý cán bộ.

Thực ra, quy định về việc cho thôi chức, từ chức đối với cán bộ đã từng được đề cập. Từ năm 1997, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa VIII đã nêu rõ "xây dựng và thực hiện tốt chế độ miễn nhiệm, từ chức, cho thôi việc, thay thế cán bộ kém phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ...". Trước Quy định 41, chúng ta đã có Quy định 260-QĐ/TW năm 2009 về "Việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ". Năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quy định số 08-QĐ/TW có nội dung cán bộ, đảng viên "chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ".

Thế nhưng, đến nay, chúng ta vẫn ít thấy cán bộ nào tự nhận và xin từ chức dù nhiều người không hoàn thành công tác được giao, thậm chí bị xử lý kỷ luật hoặc bị pháp luật xử lý. Trong khi đó, nếu thấy cán bộ nào xin từ chức thì không ít người lại có suy nghĩ rất kỳ lạ rằng chắc họ đã "dính phốt"...

Nâng cao trách nhiệm của cán bộ - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Hội viên Hội Cựu Chiến binh TP HCM (bìa phải) chia sẻ về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Ảnh: TTXVN

Quy định 41 đã nêu rõ việc xem xét miễn nhiệm cán bộ được căn cứ vào một trong các trường hợp: Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao; bị kỷ luật khiển trách 2 lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm; có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu; có 2 năm liên tiếp xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến, tự chuyển hóa", vi phạm những điều đảng viên không được làm, vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác; bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.

Theo Quy định 41, căn cứ xem xét từ chức dựa vào một trong các trường hợp: Hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng; có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu; vì lý do chính đáng khác của cá nhân.

Ngoài ra, Quy định 41 còn nêu rõ các căn cứ trong việc xem xét miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu khi cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra tham nhũng, tiêu cực...

Quy định 41 đã có những nội dung cụ thể hơn so với các quy định trước đây, cả trên 2 mặt là trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức và sự tự giác, chủ động của cán bộ. Đặc biệt, với những quy định này, nếu cán bộ vướng vào các biểu hiện nêu trên không tự giác thì cũng sẽ bị cấp ủy, tổ chức miễn nhiệm khi chưa hết nhiệm kỳ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo