xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ông Trần Quốc Vượng: Đầu tư BOT phải chặn tình trạng "tay không bắt giặc"

Văn Duẩn

(NLĐO)- Thành viên Thường trực Ban bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng cho rằng chủ trương đầu tư theo hình thức BOT là đúng, tuy nhiên cần phải công khai, minh bạch và ngăn chặn tình trạng "tay không bắt giặc".

Ông Trần Quốc Vượng: Đầu tư BOT phải chặn tình trạng tay không bắt giặc - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, thành viên thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu tại thảo luận tổ sáng 24-10 - Ảnh: Nguyễn Nam

Phát biểu tại thảo luận tổ của Quốc hội sáng nay 24-10 về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017, thành viên Thường trực Ban bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, ông Trần Quốc Vượng cho rằng phải có cơ chế đột phá để huy động được nguồn vốn chung sức.

"Nguồn vốn trong dân hiện lớn lắm, vàng, ngoại tệ, tiền đồng găm trong dân rất lớn. Làm sao ta huy động được cái này. Một trong những việc hiện nay chúng ta hay nói đến BOT"- ông Trần Quốc Vượng nói.

Theo ông Vượng, chủ trương đầu tư theo hình thức BOT (Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao) là rất đúng.

"Báo chí cũng phải nói mặt tích cực chứ không nên chỉ nói mặt tiêu cực hay mặt chưa làm được. BOT chính là huy động nguồn lực của xã hội để xây dựng cơ sở hạ tầng. Không có nguồn lực xã hội thì làm sao làm được, các nước cũng thế thôi"- ông Vượng nhấn mạnh.

Ông Trần Quốc Vượng cho rằng BOT chính là huy động nguồn lực. Nhưng quan trọng là chúng ta ngăn chặn tình trạng lợi dụng cái này để làm không đúng mà lâu nay vẫn gọi là "tay không bắt giặc". "Anh phải làm BOT bằng thực sự nguồn vốn của anh"- Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nhấn mạnh.

"Tới đây, theo tôi phải phát triển mạnh cái này để chúng ta làm cơ sở hạ tầng, không còn cách nào khác. Ngân sách không thể làm được. Vấn đề là làm sao cho minh bạch, lành mạnh. Các nước người ta làm tất cả"- ông Vượng nói.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cho rằng công trình BOT giao thông phải đảm bảo được hài hoà lợi ích từ người dân, doanh nghiệp và nhà nước. Các nước họ làm đường BOT nhưng vẫn có đường nhà nước làm cho người dân đi. Người dân muốn đi nhanh, tiện lợi thì đi đường BOT phải trả phí, nếu không cần thiết thì đi đường do nhà nước làm.

"Đặc biệt không có câu chuyện lập đề án thu hồi vốn rất dài nhưng khi có chuyện thì giảm 1 lần tận tới cả chục năm. Rõ ràng là có vấn đề khi xây dựng dự án từ tổng mức đầu tư, tuyến, trạm thu phí. Cần quy định chặt chẽ việc tư vấn, nghiệm thu, quyết toán công trình và kiểm toán để đảm bảo chất lượng công trình BOT và thu phí hợp lý. Không thể tự đặt ra định mức đầu tư, thời hạn thu phí mà thiếu sự kiểm soát, kiểm toán chặt chẽ. Không chỉ BOT mà công trình BT, hợp tác công tư - PPP cũng vậy"- Phó Thủ tướng lưu ý.

28 dự án BOT thì 27 dự án chỉ định thầu

Phát biểu trong phiên thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế-xã hội sáng 24-10, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Phi Thường đặc biệt lưu ý đến những bất cập về các dự án giao thông BOT và cho rằng cần phải có giải pháp thích hợp. Vì trong giai đoạn 2016-2020 cần hơn 900.000 tỉ đồng đầu tư hạ tầng mà hợp tác công tư PPP là cách làm duy nhất để huy động vốn. Không vì yếu kém chủ quan của người thực hiện mà làm hỏng chính sách lớn.

Là người trực tiếp tham gia giám sát các dự án BOT, ĐBQH Nguyễn Phi Thường chỉ ra 7 bất cập trong cơ chế đầu tư BOT hiện nay.

Một là, khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, chưa bao quát hết toàn bộ quy trình hợp tác công tư (PPP) nói chung và BOT nói riêng, mới chỉ sa vào cục bộ từng phần, chữa cháy từng chỗ. Chưa kể còn có sự chồng chéo, đá lẫn giữa các luật. Một dự án BOT chỉ vài km cũng phải chịu sự điều chỉnh của các luật đầu tư, luật đầu tư công, luật xây dựng, luật nông nghiệp, luật đất đai... Nhưng nhiều vấn đề cốt lõi như lựa chọn nhà thầu BOT và quản lý như thế nào cho ổn thì năm này qua năm khác vẫn chưa làm được.

Hai là, buông lỏng và khuyết thiếu trong khâu thẩm định các dự án PPP nói chung và BOT nói riêng. Cho nên ai đại diện cho chủ thể nhà nước để quyết định dự án có hiệu quả hay không, phương án nhà đầu tư đưa ra tốt hay xấu rất khó suy đoán. Trước đây, dự án BOT phát sinh từ Bộ nào thì Bộ đó làm chủ đầu tư, tự lập dự án, tự triển khai lựa chọn nhà thầu rất nhanh, nhưng thẩm định dự án thì khép kín hoặc "vừa đá bóng vừa thổi còi", hoặc dàn hàng ngang thẩm định. Vai trò thẩm định với các dự án BOT không chỉ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mà còn có vai trò của UBND địa phương. Chính sự dàn hàng ngang thẩm định như vậy đã làm hỏng đầu ra các dự án BOT.

Ba là, về nguyên tắc, người sử dụng luôn có 2 lựa chọn là miễn phí nếu đi đường cũ và trả phí nếu đi đường mới. Công bằng và logic chính là mấu chốt để tạo đồng thuận của cộng đồng nhưng đáng tiếc nguyên tắc này đang bị vi phạm trong đầu tư BOT khi đa số dự án đều là nâng cấp, cải tạo các tuyến hiện hữu. Thậm chí có dự án BOT được xây dựng trên các tuyến huyết mạch, buộc người dân phải đi mà không có lựa chọn.

Bốn là, chưa có cơ chế chia sẻ rủi ro bình đẳng giữa nhà đầu tư và Nhà nước. Chẳng hạn rủi ro tài chính do Nhà nước chịu trách nhiệm bảo lãnh vay thương mại, còn nhà đầu tư chịu thay Nhà nước biến động rủi ro tỉ giá, lãi suất... Nhiều dự án BOT nhà đầu tư được hưởng lợi trong khi Nhà nước chịu rủi ro, ví dụ như dự án BOT Phú Mỹ, cầu Bình Chánh, nhà đầu tư đã trả lại dự án do thua lỗ.

Năm là, đang xảy ra rối loạn kiểm soát thu phí, bố trị vị trí trạm, thời gian thu phí... Báo cáo của Bộ GTVT cho biết đoạn đường chỉ 105 km từ Hà Nội đi Thái Bình có tới 4 trạm thu phí, đoạn từ TP HCM về bến xe miền Đông có 8 trạm... Về mức phí cao, các nhà đầu tư luôn muốn thu ở mức cao nhất dễ dẫn đến cơ chế xin cho. Một số dự án chưa quyết toán nên thu phí ở mức cao hơn, có những kịch bản không tưởng trả phí đã xảy ra.

Sáu là, trong một thời gian dài do lựa chọn không tốt các nhà đầu tư, nhà thầu, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ rõ trong 28 dự án BOT được kiểm toán thì có tới 27 chỉ định thầu.

"Cuối cùng, tính an toàn vốn tín dụng cung cấp cho các dự án PPP và BOT chưa đảm bảo, trút gánh nặng lên vai người tiêu dùng. Năng lực tài chính của nhà đầu tư rất yếu kém, chỉ 15% vốn tự có, nhà đầu tư muốn thu hồi nhanh để trả nợ nên thu phí cao, đặt trạm dày đặc. Cứ hình dung 1 dự án 3.000 tỉ, nhà đầu tư vay 85% tức là khoảng 2.500 tỉ đồng thì chỉ 1 dự án thua lỗ đủ phá sản 1 ngân hàng thương mại"- ĐB Nguyễn Phi Thường cho biết.

T.Hà

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo