xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quảng Nam đề xuất chống phá rừng kiểu mới

Bài và ảnh: TRẦN THƯỜNG

Sau 3 lần băng rừng lội suối kiểm tra hiện trường các vụ phá rừng nghiêm trọng, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đưa ra cách kiểm soát rừng từ trên trời

Tháng 7-2015, ông Lê Trí Thanh được HĐND tỉnh Quảng Nam bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. Từ đó đến nay, đều đặn mỗi năm, ông Thanh đều một lần trực tiếp kiểm tra tình trạng những cánh rừng bị tàn phá sau khi báo chí phản ánh.

Mất niềm tin là mất mát lớn nhất

Lần đầu tiên là vào tháng 10-2015, ông Thanh cùng đoàn công tác băng rừng lội suối vào thị sát khu vực phá rừng ở đầu nguồn sông Tranh (xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My). Sau khi kiểm tra, ông Thanh đặt nghi vấn cán bộ tiếp tay cho "lâm tặc" bởi chỉ có một con đường độc đạo dẫn vào rừng. Trạm bảo vệ rừng đặt ngay trên con đường độc đạo đó và nếu cán bộ bảo vệ rừng không giúp sức thì một khúc gỗ rừng cũng khó trót lọt. Vụ án phá rừng sau đó được khởi tố nhưng đến nay, Công an huyện Bắc Trà My không tìm ra thủ phạm.

Quảng Nam đề xuất chống phá rừng kiểu mới - Ảnh 1.

Ông Lê Trí Thanh (bìa phải) trò chuyện với người dân để hiểu hơn vụ phá rừng ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

Tháng 7-2016, cũng sau khi báo chí phát hiện, đưa tin và Thủ tướng có văn bản chỉ đạo, ông Lê Trí Thanh tiếp tục đi bộ hơn 6 giờ vào hiện trường vụ phá rừng pơ-mu tại huyện Nam Giang, khu vực biên giới giáp với tỉnh Sekong - Lào. Có vẻ như rút kinh nghiệm vụ phá rừng ở huyện Bắc Trà My, ông Thanh chỉ đạo Công an tỉnh Quảng Nam rút hồ sơ từ công an huyện lên điều tra. Đến nay, ông Lê Xuân Chính, nguyên Đồn phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang kiêm Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Nam Giang, cùng hàng chục người là kẻ chủ mưu và làm thuê bị bắt giam chờ đưa ra xét xử, nhiều người liên quan đã bị kỷ luật.

Mới đây, ngày 22-9, ông Thanh lại tiếp tục cuốc bộ hơn 8 giờ, ngược dòng sông Tranh để kiểm tra hiện trường 124 ha rừng phòng hộ ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước bị tàn phá mà báo chí phản ánh. Nhìn vị lãnh đạo tỉnh không quản ngại khó khăn, băng rừng với bộ đồ ướt đẫm nước lẫn mồ hôi, sẵn sàng ăn bánh mì, uống nước suối với quyết tâm tận mắt quan sát những gì đang xảy ra, những người trong đoàn và giới báo chí không khỏi cảm phục.

Hai lần kiểm tra trước được đánh giá một thành công và một thất bại, không rõ kết quả của lần thứ ba thế nào. Tuy nhiên, dù có tìm ra thủ phạm và xử lý nghiêm đến nơi đến chốn thì một thực tế như ông Thanh thừa nhận: Để xảy ra các vụ phá rừng nghiêm trọng đã làm mất lòng tin trong nhân dân, đây là cái mất mát lớn nhất.

Ý tưởng được ủng hộ

Nói về 3 chuyến thị sát hiện trường các vụ phá rừng của mình, ông Lê Trí Thanh cho hay khi vụ việc xảy ra, để đánh giá trách nhiệm của các cơ quan liên quan chính xác thì ông phải vào hiện trường.

"Nghe báo chí nói, nghe ý kiến này ý kiến kia mà không trực tiếp đến hiện trường để kiểm tra là rất chủ quan, thiếu trách nhiệm. Những việc nhỏ thì tôi giao cho anh em ở dưới đi kiểm tra, những vụ việc dư luận quan tâm thì mình phải xuất hiện. Đó là trách nhiệm của người đứng đầu" - ông Thanh nói.

Theo ông Thanh, quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ khó khăn. Tại Quảng Nam, số công chức bảo vệ rừng thiếu khoảng 70 người so với định mức. Diện tích rừng lớn, có 142 km đường biên giới, địa hình hiểm trở, nhiều người dân sống gắn bó với rừng nên để tuyệt đối không xảy ra phá rừng là điều rất khó.

Ông Thanh cho biết sắp tới, tỉnh Quảng Nam sẽ áp dụng phương án bảo vệ rừng công nghệ cao, kỳ vọng sẽ giải được bài toán giữ rừng. Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam cho rằng lâu nay chúng ta kiểm soát rừng từ dưới đất với diện tích rừng lớn, địa hình hiểm trở trong khi lực lượng kiểm lâm quá mỏng, khó có thể bao phủ hết. Lực lượng chức năng thường đi tuần tra để bảo vệ rừng, có khi rừng bị phá cả năm mới biết. Chính vì vậy, cần thay đổi phương thức, thay vì kiểm soát từ dưới đất thì phải kiểm soát từ trên trời.

"Chúng tôi sẽ sử dụng hệ thống phần mềm cập nhật ảnh vệ tinh mua của nước ngoài. Mỗi nhóm bảo vệ rừng sẽ được trang bị iPad để theo dõi. Phần mềm này sẽ cập nhật ảnh vệ tinh về chi tiết trạng thái rừng trên địa bàn tỉnh mỗi tuần 1 lần. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, chúng ta kiểm tra và xử lý ngay thì sẽ hiệu quả. Khi đó, chúng ta không cần tăng cường lực lượng kiểm lâm cũng có thể bảo vệ rừng tốt" - ông Thanh giải thích.

Khi ông đặt ra vấn đề này thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nhà tài trợ dự án Trường Sơn Xanh (thuộc Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đều ủng hộ. Sắp tới, những cơ quan trên sẽ trang bị cho tỉnh Quảng Nam 200 iPad cùng hệ thống phần mềm để đưa vào hoạt động thử nghiệm. 

Công an tỉnh phối hợp điều tra

Đại tá Nguyễn Đức Dũng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, chiều 23-9 cho hay đang cử cán bộ phối hợp với Công an huyện Tiên Phước điều tra vụ phá 124 ha rừng phòng hộ ở xã Tiên Lãnh mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản chỉ đạo. Ông Dũng khẳng định sẽ xem xét mức độ nghiêm trọng của vụ án và sắp tới, Công an tỉnh Quảng Nam có thể rút hồ sơ từ huyện lên để điều tra.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo