xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quốc gia và thương hiệu

TS Vũ Đình Ánh

Thương hiệu trước tiên là của doanh nghiệp (DN), gắn với uy tín và vị thế của DN nhưng thương hiệu của DN cũng chính là thương hiệu của quốc gia.

Chính vì vậy, xây dựng và phát triển thương hiệu, nhất là những thương hiệu hàng đầu, không chỉ là việc riêng của mỗi DN, mỗi doanh nhân mà rất cần sự quan tâm, hỗ trợ, bảo hộ, nâng đỡ của nhà nước.

Theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2018 do Brand Finance công bố, "Vietnam" được định giá 235 tỉ USD nhưng có đến 47% giá trị đóng góp đến từ khu vực DN FDI. Trong danh sách 50 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam năm 2018 của Brand Finance, Viettel tiếp tục dẫn đầu với mức định giá hơn 2,8 tỉ USD, tăng 16% so với năm 2017. Còn trong bảng xếp hạng 300 thương hiệu viễn thông giá trị nhất thế giới năm 2018 cũng của Brand Finance, Viettel đạt giá trị tới 3,17 tỉ USD, đứng thứ 47. Đứng thứ hai trong danh sách tại Việt Nam là Vinamilk, có giá trị gần 1,9 tỉ USD, tăng 15% so với năm 2017. Thứ ba là thương hiệu VNPT với trị giá gần 1,34 tỉ USD, tăng 16%. Thứ tư là thương hiệu Vinhomes có trị giá 1,18 tỉ USD, tăng 10% và Sabeco đứng thứ năm đạt 947 triệu USD, tăng 16%. Tổng cộng, 5 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam có giá trị hơn 8,16 tỉ USD, tăng thêm 2,3 tỉ USD so với mức 5,85 tỉ USD vào năm 2017.

Trong khi đó, bảng xếp hạng 500 thương hiệu toàn cầu của Brand Finance ghi nhận thương hiệu Amazon dẫn đầu năm 2018 với giá trị 150,8 tỉ USD, tăng 42%. Đứng thứ hai là Apple có giá trị 146,3 tỉ USD, tăng 37%. Thứ ba là Google có giá trị 120,9 tỉ USD, tăng 10%.

Rõ ràng các thương hiệu hàng đầu của Việt Nam còn có số lượng nhỏ, giá trị khiêm tốn và tốc độ tăng hằng năm không cao. Đặc biệt, tuyệt đại đa số thương hiệu hàng đầu đều thuộc về các DN có nguồn gốc nhà nước do đặc điểm lịch sử để lại.

Ngày 9-10-2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến 2030 với mục tiêu đạt trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia.

Chương trình lớn này là tín hiệu vui cho DN Việt Nam, song chưa đủ. Nhà nước cần sớm có một chương trình tổng thể, đồng bộ và hữu hiệu để thúc đẩy DN thuần Việt xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh tầm cỡ khu vực và thế giới với giá trị thương hiệu ngày càng tăng.

Những việc cần tập trung làm, đó là: Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến xây dựng và phát triển thương hiệu, tiến tới xây dựng Luật Thương hiệu thay vì thương hiệu chỉ là một nội dung trong Luật Sở hữu trí tuệ như hiện nay. Thứ hai, tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước đối với thương hiệu. Thứ ba, hình thành và phát triển thị trường thương hiệu. Thứ tư, xây dựng thể chế bảo vệ các quyền hợp pháp đối với thương hiệu và xử lý tranh chấp về thương hiệu trên cơ sở luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi nhất và có lợi nhất cho DN đăng ký thương hiệu, quảng bá thương hiệu, bảo vệ và khai thác thương hiệu cả trong và ngoài nước. Thứ sáu, hỗ trợ DN trong xây dựng, quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác thương hiệu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo