xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sở KH-CN Lâm Đồng nói gì vụ bò tót nuôi để nghiên cứu gầy trơ xương vì đói?

Đình Thi

(NLĐO) - Đàn bò tót thế hệ F1 đang được nuôi nhốt tại huyện Bác Ái, Ninh Thuận đang suy kiệt, ốm trơ xương khiến ai thấy cũng xót xa.

Ngày 1-10, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết UBND tỉnh này đã có công văn chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Lâm Đồng vào cuộc xác minh làm việc và sắp tới cùng tỉnh Ninh Thuận họp, triển khai bàn giao những cá thể bò tót thế hệ F1 cho Vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận) tiếp nhận và quản lý.

Sở KH-CN Lâm Đồng nói gì vụ bò tót nuôi để nghiên cứu gầy trơ xương vì đói? - Ảnh 1.

Cám cảnh đàn bò tót thế hệ F1 ốm trơ xương.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Xuân Thám, nguyên Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Lâm Đồng, cho biết: "Từ nhiều ngày qua rất nhiều cơ quan đơn vị hỏi tôi về vấn đề này, kể cả bên Tập đoàn Vin-Group cũng có nói là các anh để bê bết như thế này thì hãy để chúng tiếp nhận quản lý chúng (11 con bò tót lai - PV). Thật sự, thì chúng tôi lắng nghe xem có hợp lý không chứ ngành thì không có quyền. Theo tôi, các anh cứ đề xuất lên Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc ngành chức năng 2 tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận. Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng quyết định giao thì có người giao và người nhận. Còn việc giao nhận là có làm chậm hơn một năm rưỡi nay rồi, còn bên chúng tôi là người thực hiện thì chịu trận chứ thực ra là nó quá rắc rối đối với hệ thống hành chính của mình".

Ông Thám nói tiếp: "Ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm kể cả chúng tôi. Nói cho cùng chúng tôi làm đến bây giờ là cũng nên ghi nhận. Mọi việc nên xem xét một cách công bằng chứ công tác nghiên cứu không phải một sớm một chiều. Hiện nay, từ những cái nhìn bề ngoài và có những đánh giá rất tai hại đối với ngành. Hãy xét lại rằng, tính ra cũng đã 8 năm ròng, từ khi phát hiện ra sự kết duyên đầu tiên giữa bò tót rừng với bò nhà tạo ra thế hệ F1 đến nay vẫn còn đó. Có ốm, có yếu thì qua thời gian chăm sóc gặp một vài vấn đề. 

Sở KH-CN Lâm Đồng nói gì vụ bò tót nuôi để nghiên cứu gầy trơ xương vì đói? - Ảnh 2.

Bò tót thế hệ F1 chủ yếu chỉ ăn rơm khô và uống nước cầm hơi.

Quan trọng, giai đoạn mà ngành chức năng dồn công sức vào để đánh giá đúng, còn lại công việc khác là thuộc Bộ Khoa học Công nghệ chứ. Trong thời gian dài có ai nghiên cứu đâu? Nhưng nếu chúng tôi bỏ thì tiếc quá vì việc giao phối "kết duyên" giữa bò tót rừng và bò nhà xảy ra trong lịch sử đầu tiên ở Việt Nam. Riêng, đối với ngành thì nhiều năm qua cũng đang cố gắng làm từ đầu đến cuối, đến giờ nhìn đàn bò xuống cấp mà đổ lỗi cho ngành chúng tôi thì cũng không công bằng…" – ông Thám chia sẻ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Như Chương, Giám đốc Trung tâm ứng dụng KH-CN tỉnh Lâm Đồng, cho biết hiện ông đang có mặt tại xã Phước Bình nơi có 10 con bò tót thuộc hệ F1 và 1 bò tót F2 đang nuôi nhốt. "Theo chỉ đạo từ UBND tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi về thực tế địa phương để kiểm tra lại kỹ thuật, đồng thời bồi dưỡng chất dinh dưỡng tạo sức khỏe cho đàn bò. "Thực tế, trao đổi với các anh, sức khỏe của đàn bò không ốm quá đến nỗi như lan truyền trên mạng xã hội đâu. Chỉ có một vài con không đảm bảo sức khỏe thôi. Hiện chúng tôi đang bổ sung chất dinh dưỡng cho đàn bò để đến thứ 2 đầu tuần tới thực hiện công tác bàn giao cho UBND tỉnh Ninh Thuận và Vườn quốc gia Phước Bình tiếp nhận quản lý" – ông Chương thông tin.

Sở KH-CN Lâm Đồng nói gì vụ bò tót nuôi để nghiên cứu gầy trơ xương vì đói? - Ảnh 3.

Đàn bò tót thế hệ F1 có thể được giải cứu trong tháng 10-2020.

Được biết, năm 2008, người dân xã Phước Bình phát hiện con bò tót đực cường tráng từ đại ngàn về làng, đeo bám theo những con bò cái của người dân thả rông ở khu vực nương rẫy dưới chân núi Tà Nin, thuộc Vườn quốc gia Phước Bình.

Kết quả của những cuộc tình "vụng trộm" giữa bò tót rừng với bò nhà đã cho ra đời hơn 20 con bò tót lai vượt trội về thể trọng và có các đặc điểm về màu lông, sừng... rất giống bò tót rừng.

Để duy trì và phát triển nguồn gien quý hiếm này, đầu năm 2012, Sở KH-CN hai tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng thống nhất mua lại 10 con bò tót lai của người dân và tạo vùng khoanh nuôi phù hợp với môi trường sống của bò tót để thực hiện đề tài khoa học nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò lai F1 giữa bò tót (bos gaurus) và bò nhà (bos taurus) tại Vườn quốc gia Phước Bình.

Đề tài liên tỉnh này được thực hiện với kinh phí gần 2 tỉ đồng. Các kết quả nghiên cứu và tài sản của đề tài nêu trên đã bàn giao cho Trung tâm ứng dụng KH-CN Lâm Đồng để tiếp tục kế thừa chủ trì thực hiện đề tài cấp quốc gia "Khai thác và phát triển nguồn gien bò quý hiếm tại vùng giáp ranh 3 tỉnh Ninh Thuận - Lâm Đồng - Khánh Hòa" với tổng kinh phí hơn 3 tỉ đồng; đến tháng 6-2019 thì kết thúc đề tài. Và đến nay, 11 con bò tót lai có sức khỏe rất tệ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo