xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sức bật cho hạ tầng giao thông TP HCM (*): Sáng cửa bứt phá

THU HỒNG

Việc được huy động nhiều nguồn lực, tối ưu hóa giá trị đất đai, cởi mở trong chính sách bồi thường..., hạ tầng giao thông TP HCM được kỳ vọng là bệ phóng đích thực cho kinh tế - xã hội

Ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM, cho biết những cơ chế trong Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội liên quan phát triển giao thông ngoài giúp tháo gỡ vướng mắc còn huy động nguồn lực từ xã hội, tạo điều kiện để thành phố phát triển các dự án mang tính chiến lược, đột phá.

Đủ cơ sở pháp lý

Theo ông Phan Công Bằng, Nghị quyết 98 giúp TP HCM đủ cơ sở pháp lý để tính toán quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư tại một số dự án áp dụng hợp đồng BT đang tạm dừng. Đơn cử như dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 (thuộc đoạn 3 đường Vành đai 2), nếu tháo gỡ sẽ giúp khép kín đường Vành đai 2.

Với cơ chế được áp dụng hợp đồng BOT tại dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng trên công trình đường bộ hiện hữu và loại hợp đồng BT - ngân sách thành phố trả chậm, Sở GTVT đang rà soát.

Việc rà soát tập trung vào những dự án cấp bách, trọng điểm. Trong đó, ưu tiên các tuyến đường cửa ngõ thành phố, đường trục chính đô thị, công trình có tính liên kết nội vùng, liên vùng có thể phát huy hiệu quả ngay khi đầu tư. Từ quan điểm trên, các tuyến Quốc lộ 13 (đoạn TP HCM), Quốc lộ 1 (đoạn An Lạc, giáp Long An), cầu đường Bình Tiên sẽ được xem xét thực hiện bằng hợp đồng BOT.

Sức bật cho hạ tầng giao thông TP HCM (*): Sáng cửa bứt phá - Ảnh 2.

Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 22 kết nối TP HCM với tỉnh Tây Ninh được xác định nằm trong danh mục ưu tiên đầu tư .Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Một số dự án như cầu đường Nguyễn Khoái, nút giao thông ngã tư Bốn Xã, hầm chui tuyến Quốc lộ 13… được xem xét thực hiện hợp đồng BT.

Cơ chế đã có, theo ông Phan Công Bằng, vấn đề là phải chỉn chu khi triển khai. Sở GTVT đang đánh giá lại năng lực giao thông các tuyến đường cũng như sự cần thiết đầu tư xây dựng, trên cơ sở đó báo cáo trình UBND thành phố danh mục dự án áp dụng BOT và BT. Trong quá trình nghiên cứu, chắc chắn thành phố sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân, tham vấn ý kiến của Ủy ban MTTQ TP HCM, các chuyên gia, nhà khoa học trước khi quyết định đầu tư.

Bên cạnh đó, thành phố sẽ rà soát tổng thể vị trí đặt trạm thu phí, chính sách miễn giảm cũng như quản lý doanh thu. "Điều này bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng và tránh tạo ra gánh nặng về thuế, phí cho người dân" - Phó Giám đốc Sở GTVT cho biết.

Dễ huy động nguồn lực

Nhận định Nghị quyết 98 sẽ chắp thêm đôi cánh để TP HCM vươn cao, bay xa, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (Ban Giao thông), khái quát: "Một cách hình ảnh thì Nghị quyết 98 như cánh cửa, con đường tập hợp các nguồn lực từ xã hội, nhà đầu tư thông qua các phương thức BT, BOT với cơ chế linh hoạt hơn những quy định trước đây".

Sức bật cho hạ tầng giao thông TP HCM (*): Sáng cửa bứt phá - Ảnh 3.

Người dân làm thủ tục bàn giao mặt bằng dự án đường Vành đai 3 tại Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP Thủ Đức .Ảnh: QUỐC ANH

Cụ thể, theo lãnh đạo Ban Giao thông, trong thực hiện dự án giao thông thì khó khăn lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và tìm nguồn vốn. Với Nghị quyết 98, hai khó khăn ấy được hóa giải.

Thứ nhất, về nguồn vốn, Nghị quyết 98 cho phép TP HCM được sử dụng vốn ngân sách thành phố để tham gia đầu tư các dự án liên vùng hay cho phép nâng tỉ lệ vốn ngân sách từ 50% lên 70%, điều này góp phần thu hút nhà đầu tư đối với các dự án PPP. Cơ chế như vậy sẽ giúp việc huy động vốn thực hiện các dự án giao thông liên kết vùng thuận lợi hơn, như vừa rồi TP HCM đã tăng thêm vốn ngân sách vào dự án đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài.

Thứ hai, về GPMB, Nghị quyết 98 hướng đến việc áp mức giá bồi thường các loại đất sát giá thực tế, đây là giải pháp linh hoạt giúp người dân hài lòng hơn khi nhà nước thực hiện bồi thường, GPMB trong thời gian tới.

Theo ông Lương Minh Phúc, trong đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông TP HCM đến năm 2030, thành phố cần khoảng 980.000 tỉ đồng mà nguồn vốn ngân sách chỉ đáp ứng chưa đến 50%, hơn 50% còn lại từ các nguồn lực xã hội. Với Nghị quyết 98, việc huy động nguồn lực xã hội thuận lợi hơn. 

Cụ thể, ngoài việc được áp dụng hợp đồng BOT trên những tuyến đường hiện hữu, thành phố có thể thực hiện dự án thông qua hợp đồng BT trả chậm bằng tiền cho nhà đầu tư. 

Quan trọng nữa là áp dụng mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng) trong phát triển, sử dụng quỹ đất dọc tuyến metro 1, metro 2, nút giao đường Vành đai 3…

TP HCM sẽ tách các khu đất tiềm năng được quy hoạch dọc tuyến metro 1, 2, các nút giao đường Vành đai 3 thành những dự án bồi thường, GPMB riêng, sau đó đấu thầu tìm nhà đầu tư tiềm năng để phát triển thành các dự án địa ốc, thương mại, dịch vụ… lấy lợi nhuận trích lại đầu tư cho dự án giao thông của thành phố. Từ nguồn lực này, thành phố cân đối thực hiện nhiều dự án giao thông bức thiết như mở rộng Quốc lộ 13, 22; xây dựng cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, tuyến đường trên cao số 1 và 5...

3 nhóm việc cho TOD

Để triển khai mô hình TOD, ông Lương Minh Phúc thông tin UBND TP HCM giao từng đầu việc cho các sở, ngành. Riêng Ban Giao thông cùng Sở GTVT tham gia 3 nhóm việc chính.

"Theo lịch công tác, hôm nay, 9-8, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường có buổi làm việc với Bộ GTVT về các dự án giao thông trên địa bàn thành phố.

Đó là chuẩn bị các nghiên cứu tiền khả thi để biến thành "đề bài" mời gọi đầu tư dự án theo phương thức PPP. Phối hợp với các sở, ngành rà soát quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư theo hợp đồng BT trước đây như đoạn 3 đường Vành đai 2 (TP Thủ Đức). Tiếp tục tham gia, rà soát việc khai thác quỹ đất TOD dọc đường Vành đai 3, metro 1, metro 2 để báo cáo UBND thành phố trong tháng 8.

Nếu thực hiện tốt, tiềm lực từ khai thác quỹ đất dọc các tuyến này rất lớn, có thể tái đầu tư các dự án trọng điểm kể trên.

"Từ nay đến cuối năm 2023 sẽ có điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM, trên cơ sở đó, việc triển khai mô hình TOD dần cụ thể hóa. Hiện một số địa phương như các huyện Bình Chánh, Hóc Môn đã rà soát một số vị trí khu đất dọc tuyến Vành đai 3 có thể khai thác TOD, đây là động thái rất nhanh nhạy, chủ động của các địa phương " - ông Phúc đánh giá. 

(Còn tiếp)

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 8-8

Lập danh sách dự án ưu tiên

Chủ tịch UBND TP HCM vừa giao Sở GTVT khẩn trương nghiên cứu, tham mưu danh mục các công trình giao thông ưu tiên đầu tư để tập trung hoàn thành trong vòng 3-5 năm tới, trên cơ sở vận dụng Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội.

Theo đó, giải pháp cho sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái; cải tạo các nút giao thông, điểm đen ùn tắc giao thông; xây dựng các bãi đậu xe trong nội thành; xây dựng hoàn chỉnh đoạn Quốc lộ 1A hướng về miền Tây, Quốc lộ 22, Quốc lộ 13; nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Văn Linh... là những dự án cần đưa vào danh mục ưu tiên đầu tư.

Phan Anh

Đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM cho biết tại Việt Nam chưa có quy định và hướng dẫn rõ ràng về quy hoạch dành quỹ đất phù hợp ở khu vực xung quanh các ga đường sắt đô thị để phát triển đô thị, khu chức năng theo mô hình TOD.

Do đó, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết 98 có nội dung thí điểm mô hình TOD là rất cần thiết. Đó chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho TP HCM thí điểm mô hình đầu tiên của cả nước.

Thực tế, hiện nay Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM chỉ thu hồi đất đến ranh nhà ga, nhưng mong muốn được thu hồi phạm vi rộng hơn, từ 500-800 m khu vực chung quanh nhà ga. Điều này để bảo đảm tốt nhất việc triển khai TOD, góp phần mang lại nguồn lợi từ khai thác quỹ đất hai bên tuyến.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo