Một điều phải báo động là tỉ lệ nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu của DNNN không những không giảm mà có chiều hướng tăng lên. Năm 2011, tỉ lệ này là 3,26 đến năm 2016 tỉ lệ này là 3,32, điều này có nghĩa cứ có 1 đồng vốn chủ sở hữu thì nợ phải trả là 3,32 đồng. Tỉ lệ nợ của DNNN so với GDP năm 2011 là 133,7% thì năm 2016 tăng lên 136%.
Với tình hình như vậy Chính phủ thấy cần phải quản lý vốn nhà nước để hiệu quả hơn, vì tiền của nhà nước bản chất là tiền thuế của dân. Như vậy, mục đích thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước là một ý tưởng tốt đẹp. Trước đây, các DNNN thuộc các bộ quản lý như: Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng và Y tế...
Chiều 4-9, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước (gọi tắt là Tổ Công tác 66) chủ trì buổi làm việc tiếp thu các khuyến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập cơ quan này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng dự thảo Nghị định nên làm rõ việc tách bạch chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị DN, chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước; có cơ chế, chính sách tiền lương cho lãnh đạo Ủy ban, lãnh đạo các đơn vị phù hợp để thu hút cán bộ có năng lực, tạo động lực cho bộ máy thực thi hiệu quả chức năng, nhiệm vụ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị làm rõ quy định Ủy ban không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và bảo đảm hiệu quả, gia tăng tổng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào DN.
Một số người còn băn khoăn mối quan hệ của cơ quan này và DN là gì? Việc DNNN thua lỗ, thất thoát thực chất là do sử dụng bổ nhiệm cán bộ không hiệu quả, vấn đề là do con người, nên việc quản lý vốn nhà nước là quản lý thế nào? Các DNNN có thuộc các bộ chủ quản nữa không? Hay con người thì thuộc các bộ chủ quản sắp xếp bố trí còn vốn và tài sản thì Ủy ban quản lý? Hay tất cả do Ủy ban quản lý? Ủy ban Quản lý vốn nhà nước quản lý vốn khác cách thức quản lý của các bộ với DNNN thế nào?...
Câu hỏi đặt ra là tại sao lại cần Ủy ban Quản lý vốn nhà nước trong khi đã có Bộ Tài chính và các bộ chủ quản khác? Các bộ không làm cho tình hình sản xuất kinh doanh của DNNN hiệu quả, liệu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước có làm được điều này?
(*) Tựa đề do Báo Người Lao Động đặt
Bình luận (0)