xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Tiếng kêu cứu bên trạm BOT Trảng Bom": Ấn định ngày xử lý dứt điểm

XUÂN HOÀNG - NGUYỄN TUẤN

Lãnh đạo Cục Quản lý Đường bộ 4 cho biết hiện đã chấp thuận bản vẽ và có văn bản yêu cầu chủ đầu tư hoàn thành hạ tầng điều chỉnh dải phân cách cứng tại trạm BOT Trảng Bom

Ngày 26-2, liên quan bài viết "Tiếng kêu cứu bên trạm BOT Trảng Bom" (Báo Người Lao Động số ra ngày 22-2), phản ánh tình trạng bất cập trong việc đặt dải phân cách tại BOT đường tránh Biên Hòa (khu vực huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), ông Nguyễn Văn Thành, Cục trưởng Cục Quản lý Đường bộ 4 (Tổng cục Đường bộ), đã cung cấp thông tin cụ thể về thời điểm hoàn thành điều chỉnh cho phóng viên Báo Người Lao Động.

Vui mừng sau gần chục năm kêu cứu

Ông Nguyễn Văn Thành cho biết Cục Quản lý Đường bộ 4 đã chuyển công văn đến chủ đầu tư BOT Trảng Bom là Công ty CP Đồng Thuận và các đơn vị liên quan ngày 25-2.

Theo ông Thành, thời hạn đưa ra cho việc điều chỉnh dải phân cách là trước thứ tư tuần tới. "Gia công bản vẽ đã được chấp thuận. Ngày 26-2 triển khai lắp đặt biển báo lắp trong vòng 1-2 ngày là xong. Tiếp đó là sơn, kẻ vạch đường, làm gờ giảm tốc để bảo đảm an toàn giao thông. Chỗ mở dải phân cách cũng hơi dốc nên phải lưu ý về hạ tầng, để khi quay đầu xe sẽ không mất an toàn giao thông..." - ông Nguyễn Văn Thành thông tin.

Phóng viên hỏi nhân đợt này tại khu vực về hạ tầng có kiểm tra, thay đổi gì thêm không? Ông Nguyễn Văn Thành cho biết không có điều chỉnh gì thêm, chỉ điều chỉnh dải phân cách, hệ thống tín hiệu (dải phân cách bất cập mà người dân phải kêu cứu và báo đã nêu).

Trước đó, sáng 22-2, đoàn công tác của Cục Quản lý Đường bộ 4 và các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát tại hiện trường và ngay trong chiều cùng ngày đã đưa ra kết luận và quyết định điều chỉnh dải phân cách. Trong kết luận của đoàn công tác cho thấy việc đặt dải phân cách kéo dài từ lâu nay tại trạm đã ảnh hưởng rất lớn đến các hộ dân kinh doanh ở gần khu vực trạm. Sau nhiều năm người dân kêu cứu, Báo Người Lao Động vào cuộc, Cục Quản lý Đường bộ 4 tiếp tục họp với các bên và tiến hành khảo sát, sau đó đưa ra quyết định gỡ bỏ hơn 33 m dải phân cách cứng phía Đông trạm BOT (phía đi Hà Nội).

Khi nghe tin dải phân cách sẽ chính thức được gỡ bớt, người dân rất vui mừng. "Từ khi đặt trạm gần chục năm qua, cuộc sống của chúng tôi gặp nhiều khó khăn, buôn bán làm ăn ngưng trệ, đi lại bất tiện, nhà cửa từ đất "vàng" thành đất "đen". Khi Báo Người Lao Động vào cuộc, chúng tôi lấy lại được những gì của mình, muộn nhưng còn hơn không, chúng tôi rất vui và cảm ơn..." - ông Trần Đức Bài, ngụ tại khu vực bị ảnh hưởng nhiều năm qua bởi việc đặt dải phân cách, nói.

Tiếng kêu cứu bên trạm BOT Trảng Bom: Ấn định ngày xử lý dứt điểm - Ảnh 1.

Dải phân cách cứng kéo dài tại trạm BOT Trảng Bom nhiều năm gây khó khăn cho hàng chục hộ dân trong vùng. Ảnh: XUÂN HOÀNG

Vẫn đang truy tìm 2 đối tượng

Liên quan vụ phóng viên Báo Người Lao Động bị hành hung, truy đuổi khi đang tác nghiệp tại dải phân cách cứng gần trạm BOT đường tránh TP Biên Hòa, ngày 26-2, đại diện Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho biết vẫn đang tiếp tục điều tra. Theo đại diện Công an huyện Trảng Bom, hiện đã có những manh mối về 2 đối tượng, đang điều tra theo đúng quy định của pháp luật. "Chúng tôi sẽ thông tin cho báo khi có kết quả cụ thể" - vị này nói.

Vụ việc xảy ra vào trưa 20-2, được sự phân công, phóng viên Nguyễn Văn Tuấn (thuộc Văn phòng liên lạc Đông Nam Bộ - Báo Người Lao Động) đã đến xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom để ghi nhận phản ánh của người dân xung quanh bất cập liên quan đến dải phân cách cứng phía Đông trước trạm BOT đường tránh Biên Hòa (thường gọi là trạm BOT Trảng Bom). Khi tiếp xúc với người dân xong, phóng viên tiến hành chụp ảnh dải phân cách thì bị 2 đối tượng hành hung và truy đuổi.

Trong những ngày qua, nội dung vụ việc phóng viên bị đánh cũng đã được Báo Người Lao Động chuyển đến các đơn vị liên quan, trong đó có Công an tỉnh Đồng Nai, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cũng đã nắm vụ việc. "Lãnh đạo Tỉnh ủy cũng đã có chỉ đạo..." - ông Phạm Xuân Hà, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, cho biết.

Trong khi đó, một số người dân địa phương cho rằng tung tích của 2 đối tượng trên không quá khó để tìm ra. Hiện tại hình ảnh được ghi nhận qua camera đã có sẵn, số điện thoại, tài khoản Zalo, Facebook của 2 đối tượng thậm chí vẫn có thể liên lạc được. Nhiều người khẳng định cần trích xuất cả hệ thống camera trong văn phòng trạm BOT để làm rõ manh mối vụ việc.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 26-2, một lãnh đạo Công an tỉnh Đồng Nai khẳng định vụ việc vẫn đang được Công an huyện Trảng Bom xúc tiến, việc truy tìm 2 đối tượng.

Chưa nhận được công văn xác minh

Tối 26-2, thượng tá Nguyễn Khắc Thạnh, Trưởng Công an huyện Phú Hòa (tỉnh Phú Yên), cho biết hiện vẫn chưa nhận được bất cứ công văn nào của Công an huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) liên quan đến việc xác minh lý lịch của đối tượng. "Chúng tôi nghe báo chí đề cập nhưng chưa thấy gì. Nếu các anh có công văn của Công an huyện Trảng Bom thì chuyển giùm trước để chúng tôi xác minh" - thượng tá Thạnh nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo