xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Vết dầu loang" trên sông Đồng Nai

Tô Văn Trường

Báo Người Lao Động mới có loạt bài phản ánh về phát hiện 3 vụ lấp, lấn sông Đồng Nai mà điển hình là ở khu vực gần cầu An Hảo, TP Biên Hòa, khai thác cát ồ ạt dọc sông gây xói lở bờ và các bất cập trong việc xử lý chất lượng nước khiến công luận rất bức xúc.

Sông Đồng Nai trong những năm gần đây bị âm thầm xâm lấn. Nhiều nhà hàng, quán xá đang dần dà gặm nhấm dọc sông theo phương thức "vết dầu loang". Về tổng thể, sông Đồng Nai chưa được bảo vệ, quy hoạch và quan tâm đúng mức. Việc khai thác cát, đá khá nhộn nhịp, nhiều khu đất ven sông trước kia là bãi ngập nước, nay thành quán xá, nhà xưởng. Hậu quả tai hại của "vết dầu loang" này đã được nhiều nhà khoa học cảnh báo cách đây khoảng 4 năm, từ khi có dự án lấp, lấn sông Đồng Nai của Công ty Toàn Thịnh Phát ở khu vực TP Biên Hòa. Bởi luật pháp không nghiêm, không vạch rõ quyền lợi, trách nhiệm và quyền hạn nên nhiều cánh rừng và dòng sông chết đã trở thành nỗi đau ám ảnh khôn nguôi về chạy đua thành tích phát triển kinh tế, bất chấp hậu quả đã tàn phá môi trường sinh thái.

Sông Đồng Nai đã được hình thành từ ngàn năm, hình thái của nó trên mặt bằng, trên mặt cắt ngang, cắt dọc đã được định hình theo nguyên tắc hình thái ổn định động để phù hợp với các điều kiện về dòng chảy, địa chất, địa hình tại chỗ. Sự thay đổi hình thái tại một vị trí nào đó sẽ kéo theo một phản ứng dây chuyền về bờ đối diện, thượng lưu và cả hạ lưu. Điều nguy hiểm là trong khi vận tốc có quan hệ bậc nhất với địa hình thì tốc độ bồi hoặc xói lại quan hệ với vận tốc ở bậc hai cho tới ba. Nghĩa là một tác động nhỏ vào địa hình lòng sông làm nó lệch khỏi trạng thái cân bằng có thể dẫn tới một hậu quả lớn sau này, nếu sự tác động đó không được phân tích cẩn thận.

Không thể cưỡng bức dòng sông tuân theo sự sắp đặt chủ quan của con người. Chỉnh trị sông cũng như dạy thú dữ làm xiếc, nếu theo phương pháp khoa học thì con thú có thể được thuần phục làm trò để mua vui cho mọi người; nếu theo phương pháp trái quy luật của thú thì nó có thể quay lại trả thù con người, thậm chí trả thù rất tàn bạo. Những ví dụ để minh chứng cho điều đó đã có rất nhiều trong thực tế ngay trên sông Đồng Nai như sạt lở nghiêm trọng đoạn chảy qua thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, còn ở Cù Lao Phố (TP Biên Hòa) xưa kia nhiều vùng đất là bãi bồi nay đã ra chính giữa dòng...

Sông Đồng Nai là con sông liên tỉnh, có Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai. Thực tế, ủy ban này là tổ chức "hữu danh vô thực". Các hành động lấn chiếm sông Đồng Nai là vi phạm Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội khóa XIII phê duyệt năm 2012.

Nếu lãnh đạo các tỉnh trong lưu vực sông Đồng Nai, bộ phận tham mưu, doanh nghiệp cùng nhà khoa học chịu khó đọc và hiểu Luật Tài nguyên nước, quản lý theo lưu vực sông và việc xử lý các vi phạm phải chỉ đích danh thủ phạm (không được trốn tránh dưới danh nghĩa tập thể) hoặc đổ cho biến đổi khí hậu thì mới hy vọng dòng sông Đồng Nai không chỉ hiền hòa, nuôi sống cho thế hệ hiện nay mà còn vì tương lai con cháu cũng như đất nước chúng ta.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo