xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ tướng: Làm mới những động lực tăng trưởng cũ

Minh Chiến

(NLĐO)- Ngày 2-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2-2024

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024. Đồng thời, làm rõ tác động của các cuộc xung đột trên thế giới tới hoạt động logistics.

Thủ tướng: Làm mới những động lực tăng trưởng cũ- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: Nhật Bắc

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các thành viên Chính phủ đánh giá việc tổ chức cho nhân dân vui Xuân, đón Tết, bảo đảm an sinh xã hội; việc thực hiện mục tiêu cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn...

Đồng thời, dự báo tình hình tháng 3 và thời gian tới với những khó khăn, thuận lợi như thế nào. Thủ tướng cho biết Nghị quyết phiên họp này cần phân công công việc cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, tinh thần là có trọng tâm, trọng điểm để hoàn thành mục tiêu năm 2024, góp phần thực hiện các mục tiêu của cả nhiệm kỳ.

Thủ tướng lưu ý việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức; làm mới những động lực tăng trưởng cũ như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng.

Theo báo cáo của các bộ ngành tại phiên họp, tình hình kinh tế-xã hội tháng 2 và 2 tháng nhìn chung tiếp tục xu hướng tích cực, kết quả đạt được tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

Tăng trưởng được thúc đẩy; các khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều có tín hiệu tích cực, tốt hơn cùng kỳ năm trước. Đầu tư công, đầu tư xã hội tiếp tục đạt kết quả tốt.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2-2024 tăng 1,04% so với tháng trước; tăng 1,35% so với tháng 12-2023 và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2023. Tháng 2-2024 là tháng có Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao. Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu; giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những nguyên nhân chính làm cho CPI tăng

Trong tháng 2-2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 48,54 tỉ USD, giảm 25,8% so với tháng trước và giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 113,96 tỉ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19,2%; nhập khẩu tăng 18%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 4,72 tỉ USD.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 17,4 tỉ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 20,9 tỉ USD.

Bên cạnh kết quả đạt được là cơ bản, nước ta vẫn còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, như sức ép điều hành vĩ mô còn cao, nhất là trong khi giá dầu thô, lương thực thế giới biến động mạnh. Sản xuất, kinh doanh trong một số lĩnh vực chưa phục hồi rõ nét.

Thủ tục hành chính có nơi, có lĩnh vực còn rườm rà; kỷ luật kỷ cương tại một số nơi chưa nghiêm; tinh thần, thái độ của một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa đáp ứng yêu cầu…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo