xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thương mại điện tử bùng nổ, vì sao có đến 150.000 nhà bán rời sàn?

Lê Tỉnh

(NLĐO)- Tổng sản lượng tiêu thụ trên thương mại điện năm 2024 tăng mạnh 50,76% nhưng số lượng cửa hàng phát sinh đơn hàng lại giảm 20,25%.

Theo Báo cáo Toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến 2024 và dự báo 2025 do Metric mới công bố, tổng doanh số của 5 sàn thương mại điện phổ biến nhất tại Việt Nam (Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo) năm 2024 đạt 318.900 tỉ đồng, tăng 37,36% so với năm 2023. Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 3.421 triệu sản phẩm, tăng mạnh 50,76%. 

Tuy nhiên, số lượng cửa hàng phát sinh đơn hàng lại giảm 20,25% (tương đương 165.000 shop rời bỏ thương mại điện tử), phản ánh sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Trong khi đó, chỉ riêng sàn Shopee xuất hiện thêm 31.500 nhà bán nước ngoài, tạo áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với nhà bán nội địa.

Theo Metric, lý do "chia tay" của 165.000 shop là vì nhiều nhà bán hàng nhỏ lẻ hoặc hoạt động không hiệu quả, nhường chỗ cho những thương hiệu có chiến lược kinh doanh rõ ràng, danh mục sản phẩm phù hợp với thị hiếu và khả năng vận hành linh hoạt hơn.

Thương mại điện tử bùng nổ, vì sao có đến 150.000 nhà bán rời sàn?- Ảnh 1.

Những con số nổi bật năm 2024 về thương mại điện tử - Nguồn: Metric

Năm 2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng chứng kiến sự gia tăng đáng kể của hàng nhập khẩu với hơn 324,1 triệu sản phẩm tiêu thụ, doanh số đạt 14.200 tỉ đồng - tăng trưởng lần lượt 37,9% và 42,9% so với năm trước.

Sự thay đổi này xuất phát từ một số yếu tố chính như hệ thống logistics được cải thiện giúp thời gian vận chuyển nhanh hơn, giảm thiểu rủi ro thất lạc hoặc giao hàng chậm.

Bên cạnh đó, các nền tảng thương mại điện tử cũng cung cấp chính sách đổi trả, bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn. Ngoài ra, giá cả cạnh tranh từ các thương hiệu quốc tế cũng là yếu tố quan trọng khi nhiều sản phẩm nhập khẩu có giá tốt hơn nhờ chi phí sản xuất thấp.

Đây là tín hiệu quan trọng cho các doanh nghiệp nội địa, đòi hỏi họ phải tối ưu sản phẩm và chiến lược giá để có thể cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế.

Làm đẹp, nhà cửa – đời sống, thời trang nữ là 3 ngành hàng mang lại doanh số nhiều nhất cho các sàn thương mại điện tử năm 2024.

Tuy nhiên, bách hóa – thực phẩm mới là ngành hàng nổi bật với mức tăng trưởng lên đến 76.3% - cao nhất trong số các ngành hàng. Xu hướng này cho thấy người tiêu dùng ngày càng ưu tiên đặt hàng trực tuyến thay vì mua sắm tại chợ truyền thống hoặc siêu thị.

Trong tốp 10 thương hiệu đứng đầu, Vinamilk là thương hiệu nội địa duy nhất, còn lại là các thương hiệu đến từ Mỹ, Trung Quốc,…

Theo đại diện Metric, thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp bán lẻ cần nắm bắt và tận dụng các cơ hội từ các dịp mua sắm lớn, tối ưu chiến lược sản phẩm và nâng cao trải nghiệm khách hàng để duy trì và phát triển thị phần.

Sự trỗi dậy của hàng nhập khẩu và thay đổi nhu cầu tiêu dùng cũng tạo ra thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời cũng mở ra cơ hội mới để nâng cao chất lượng và cạnh tranh hiệu quả hơn.

"Để thành công, các nhà bán lẻ cần sáng tạo, linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với xu hướng mới trong thị trường thương mại điện tử đầy biến động này"- Đại diện Metric khuyến nghị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo