xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?

Minh Khuê - Đào Tùng; Ảnh: Hoàng Triều

(NLĐO) - Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030" sáng 23-5, tại Hội trường của báo ở TP HCM.

Tọa đàm do Báo Người Lao Động tổ chức với sự phối hợp về nội dung của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL).

Đến tham dự tọa đàm có: Ông Lê Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ VH-TT-DL, từ Hà Nội vào dự trực tiếp; bà Nguyễn Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp Văn hoá và Nghệ thuật đương đại - Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, dự trực tuyến từ đầu cầu Hà Nội; bà Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý di sản (Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội), dự trực tuyến từ đầu cầu Hà Nội; ông Chu Anh Hùng, Phó Giám đốc Nhà hát Lớn Hà Nội, dự trực tuyến từ đầu cầu Hà Nội.

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 1.

NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao TP HCM; KTS Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TP HCM, Chủ tịch Hội KTS TP HCM, đồng chủ trì tọa đàm; bà Dương Cẩm Thúy, Chủ tịch Hội Điện ảnh TP HCM; Nhà biên kịch Đặng Thanh Bình - Hội Điện ảnh TP HCM; TS Phan Anh Tú, Trưởng khoa Văn hóa - Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG HCM;

NSND Mỹ Uyên, Giám đốc Sân khấu nhỏ 5B; đạo diễn Quốc Thảo - Giám đốc Sân khấu kịch Quốc Thảo; Đạo diễn Phạm Hoàng Nam; NSƯT – Đạo diễn Đỗ Đức Thịnh; đạo diễn Hoàng Nhật Nam - Phó Tổng Giám đốc Công ty Sen Vàng; TS Mai Mỹ Duyên; NSƯT Tuyết Mai; ông Bùi Minh Quân - Phó Chủ tịch Hội Quảng cáo TP HCM, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Kim Ngân Group; ông Đinh Bá Thành - CT HĐQT DatViet VAC Group Holdings; Ông Nguyễn Công Đoàn - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling)…

Tháo gỡ lực cản để công nghiệp văn hóa Việt Nam phát triển

Nhà báo - tiến sĩ Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, chủ trì tọa đàm, phát biểu đề dẫn để bắt đầu thảo luận. “So với nhiều quốc gia phát triển trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và trên thế giới vốn đã chú trọng phát triển từ lâu và thành công vang dội với công nghiệp văn hóa, thì công nghiệp văn hóa Việt Nam hiện nay mới phát triển ở tầm trung. Lực cản còn lớn, phải tập trung tháo gỡ. Tiềm năng, thế mạnh của 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa là rất dồi dào, nhất định chúng ta phải biến nguồn lực này thành giá trị kinh tế thật sự, đóng góp đáng kể hơn vào sự phát triển của đất nước. 

Hàng loạt vấn đề đang được đặt ra, từ công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ và giao lưu, hợp tác quốc tế đến đẩy mạnh truyền thông quảng bá, xúc tiến thương mại và đầu tư tài chính để xây dựng những sản phẩm, dịch vụ đỉnh cao trong các ngành công nghiệp văn hóa…” - Nhà báo - tiến sĩ Tô Đình Tuân cho biết.

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 2.

Nhà báo - tiến sĩ Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, phát biểu khai mạc tọa đàm

Kế đến, ông Lê Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Bộ VH-TT-DL, phát biểu: "Tôi tham dự diễn đàn ở góc độ cơ quan nhà nước, lắng nghe ý kiến trao đổi chuyên gia, nhà nghiên cứu, sáng tạo trong thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa. Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi được giao nhiệm vụ thực hiện nội dung tổng hợp quản lý về phát triển công nghiệp văn hóa, gắn quyền sáng tạo, bản quyền. Nhiều xu hướng phát triển, thách thức, đối diện góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa, chính phủ quan tâm thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.

Có cơ chế, chính sách để thúc đẩy công nghiệp văn hóa

Một trong nội dung trọng tâm, hội nghị công nghiệp văn hóa toàn quốc, góc độ cơ quan quản lý nhà nước, nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy làm sao có cơ chế chính sách tạo điểm nhấn, điểm mạnh để góp phần thúc đẩy công nghiệp văn hóa. Hành lang pháp lý tạo điều kiện tổ chức cá nhân, doanh nghiệp được sáng tạo sản phẩm phù hợp chuẩn mực văn hóa Việt, thị trường thu hút công chúng trong nước và quốc tế, quảng bá văn hóa Việt ra thế giới. Tăng cường thúc đẩy công tác truyền thông, dự tọa đàm, Báo Người Lao Động đi tiên phong, một trong cơ quan báo chí truyền thông công chúng, cộng đồng doanh nghiệp, chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa nhà nước, đóng góp công nghiệp văn hóa vào thúc đẩy công nghiệp văn hóa Việt trong nước, quốc tế. Tôi nghĩ tọa đàm rất hiệu quả, hữu ích, rất gần.

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 3.

Ông Lê Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Bộ VH-TT-DL

Chúng tôi nhận thấy sự hiểu thế nào là công nghiệp văn hóa vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau, cần truyền thông đến doanh nghiệp, cộng đồng để hiểu rõ hơn là rất lớn. Nhiệm vụ tiếp theo nhận chỉ đạo là đào tạo, chính sách đào tạo cho lực lượng sáng tạo. Cơ sở đào tạo phong phú, lĩnh vực điện ảnh, biểu diễn, múa, kiến trúc… việc đào tạo có một lực lượng khai thác.

Nếu đơn thuần sáng tạo công nghiệp văn hóa tuyên truyền, truyền thống có ý nghĩa rồi nhưng nâng tầm lên, đóng góp GDP cho đất nước, quan trọng, thương mại, kinh doanh trên cơ sở nền tảng giá trị văn hóa của đất nước. Mỗi quốc gia có giá trị văn hóa riêng, Việt Nam là quốc gia giàu bản sắc, lực lượng sáng tạo đông, nâng tầm lên, hình thành sản phẩm có giá trị thương mại, có giá trị văn hóa, rất quan trọng. Nhiệm vụ tiếp theo, giai đoạn tới, chọn lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm phát triển công nghiệp văn hóa.

Sản phẩm có giá trị văn hóa địa phương, đậm đặc dấu ấn địa phương, tạo khác biệt so với địa phương còn lại, tạo hấp dẫn cho địa phương. Sản phẩm sáng tạo mang đến đặc trưng, riêng biệt, thu hút quan tâm công chúng.

Nhiệm vụ xây dựng thương hiệu mang yếu tố quốc gia như việc ban nhạc BlackPink biểu diễn ở Việt Nam, Taylor Swift ở Singapore, thu hút cộng đồng quốc tế đến tham dự, thúc đẩy không chỉ địa phương mà kinh tế xã hội của cả quốc gia. Việt Nam cố gắng xây dựng thương hiệu quốc gia, góp phần lớn thúc đẩy công nghiệp văn hóa Việt Nam".

Phương hướng, cách làm của TP HCM

NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao TP HCM, nói thêm: "TP HCM là địa phương tiên phong, sáng tạo trong việc phát triển công nghiệp văn hóa trong nhiều năm qua, mang lại nhiều giá trị văn hóa. Chúng ta có những game show, chương trình nổi bật gần đây như The Mask Singer, Rap Việt và nhiều chương trình khác, không chỉ tạo thương hiệu giá trị mà còn mang đến một cuộc cách mạng trong sự cảm thụ văn hóa của người dân.Vậy thành phố chúng ta, cửa ngõ giao thông văn hóa Đông - Tây, thành phố trẻ năng động cần chủ trương cơ chế, chính sách gì để khuyến khích phát triển?

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 4.

NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao TP HCM, nói về phương hướng và cách làm của TP HCM trong phát triển công nghiệp văn hóa

TP HCM khi ban hành đề án phát triển các ngành văn hóa đã nghiên cứu, tham khảo "Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Chính phủ ban hành, lấy ý kiến các cơ quan ban ngành, đánh gía thực tiễn liên quan để chọn ra 8 ngành trọng tâm để phát triển, đó là nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, quảng cáo, mỹ thuật, triển lãm, du lịch văn hóa…Có rất nhiều việc để làm, nhiều nhóm công việc, nhóm mục tiêu và TP HCM sẽ phải triển khai hiệu quả trong thời gian tới.

Hội đồng nhân dân TP HCM ban hành nghị quyết về việc tổ chức các lễ hội cấp thành phố và chính Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi cũng đã từng chỉ đạo, đó là thành phố mỗi tháng phải có một sự kiện lễ hội tiêu biểu. TP HCM có lễ hội Áo dài, lễ hội âm nhạc quốc tế Hò Dô, các liên hoan quốc tế… lấy chất liệu từ bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương TP HCM.Khi xây dựng đề án "Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã có một số đánh giá, như dân số thành phố khoảng 10 triệu, dao động tầm 13 triệu bao gồm độ tuổi lao động chính thức, được ghi nhận là “dân số vàng”.

Chúng ta có những nhà đầu tư quốc tế, có các nhà làm phim với khoản đầu tư hàng trăm tỉ đồng, hệ thống phát hành phim. Một doanh nghiệp lĩnh vực phát hành phim cần 20 năm để thu hồi vốn. Chúng ta cần tổ hợp để có thể tạo một nơi phát triển, phục vụ điện ảnh. Lãnh đạo thành phố nhìn thấy điều ấy và trong các phiên họp phát triển tổng thể TP HCM, chúng ta đã phải tìm kiếm các địa điểm tổ hợp, phức hợp để phát triển văn hóa, giải trí".

Cần chú ý định hướng văn hóa cho giới trẻ

Ông Đinh Bá Thành – Chủ tịch HĐQT DatVietVAC Group Holdings - nhắn gởi: "Công nghiệp văn hóa cung cấp nội dung để đến cho 100 triệu dân Việt, bất kể nội dung đó là gì mà có thể tiếp cận ngũ quan tạo cảm xúc đối với tôi đó là văn hóa. 
Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 5.

Ông Đinh Bá Thành – Chủ tịch HĐQT DatVietVAC Group Holdings - bày tỏ những mong mỏi và lưu ý

Văn hóa mang tính chất rất khách quan và rất chủ quan để tạo cách nhìn tốt. Nói về chính sách, tôi chỉ mong ước, tôi không xin chính sách mà chỉ xin môi trường làm việc bình đẳng. Bởi hiện tại, chúng ta làm việc chưa bình đẳng, cơ chế này và quyền lợi kia rất viễn vông, rất xa. Chúng ta muốn phát riển công nghiệp văn hóa thì phải bảo vệ, yêu thương văn hóa của chúng ta. 

Hiện tại, văn hóa chúng ta đang tiếp nhận có phần là văn hóa Trung Quốc, Mỹ… tất cả các nền văn hóa khác tác động đến nhóm trẻ của chúng ta nhiều. Trong vấn đề văn hóa, chúng ta lưu ý tạo nội dung đủ sức cạnh tranh và có tính định hướng cho các bạn trẻ. Đó là cái trong tiến trình chúng ta làm cần lưu ý. Văn hóa tạo ra sản phẩm chứ không phải đi sao chép, sản phẩm đủ lớn, có tính bền vững, có tính phù hợp với những gì đang xảy ra và chưa xảy ra. Làm sao, yếu tố kinh tế số hiện hữu trong công nghiệp văn hóa của chúng ta, thì khi đó sức ảnh hưởng của chúng ta mới đủ lớn.

 

Tận dụng công nghệ số

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Phát triển CNVH-NT Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, trăn trở: "Viện chúng tôi theo đuổi phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam từ 2010, hơn 10 năm qua, thấy giai đoạn này là giai đoạn căn cốt. Thay đổi chóng mặt và tốc độ, quy mô, khác trước đây, sự phát triển của công nghiệp văn hóa hiện nay đang phát triển liên quan đến nền kinh tế số. Thách thức lớn hiện nay tôi nghĩ doanh nghiệp, người làm sáng tạo nhà nước, nắm bắt công nghệ số, trí thông minh nhân tạo, thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu, quan điểm tiếp cận, mô hình tiếp cận…

Trong bối cảnh đó, Việt Nam phải nắm bắt như thế nào. Sự phát triển công nghệ số hiện nay, tiêu thụ công nghiệp văn hóa, xu hướng công nghệ điện tử, tiktok, youtube,… truyền phát phạm vi quốc gia. Toàn bộ nền tảng số đang đặt ra vấn đề yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam thay đổi mô hình để kiến tạo thị trường đấy. Người dân có xu hướng tiêu dùng số, sở hữu công nghệ thông minh, chi trả nhỏ, tiêu dùng toàn cầu, tính cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, văn hóa và sáng tạo. Chúng ta sẽ mất thị trường này nếu không khai thác lợi ích, chuyển đổi mô hình để thay đổi công nghệ số hiện nay. Các hoạt động văn hóa gắn nhiều với hoạt động sở hữu trí tuệ, quyền liên quan, bí mật kinh doanh, có sự chuyển đổi hệ thống, đồng bộ, liên kết chặt chẽ với sở hữu trí tuệ.

Vấn đề phát triển bền vững trong phát triển công nghiệp văn hóa cũng cần được quan tâm. Để tiến thị trường quốc tế, sản phẩm văn hóa Việt cũng đảm bảo giảm thiểu rác thải, các yếu tố môi trường, phản ánh giá trị, mục tiêu phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu mới cạnh tranh môi trường quốc tế. Thách thức nhiều nhưng thách thức cũng là cơ hội. Nhiều cơ hội như có tính hệ sinh thái, liên ngành, chuyển đổi tiếp cận hiện nay, thay đổi cách tiếp cận, nhanh chóng nắm bắt cơ hội này.

Tôi quan sát thời gian qua, một số ngành công nghiệp văn hóa mang tính toàn cầu, giai đoạn sau đô thị, tính thuyết phục của ngành để thu hút, kích thích doanh nghiệp, thế hệ trẻ, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực rõ hơn bao giờ hết. Đây là cơ hội để nhà nước có chính sách thúc đẩy thế hệ doanh nghiệp mới tạo ra sản phẩm có sự phát triển trong thời đại mới. Hiện nay, Việt Nam không quá kỳ vọng có chính sách đột phá, thực thi hiệu quả không, doanh nghiệp mong có môi trường thuận lợi mọi mặt để kinh doanh, phát triển, đối xử công bằng nên tôi xin nhân cơ hội này nhấn mạnh đột phá chính sách, giải pháp từ phạm vi quan sát của tôi. Một mặt rốt ráo thực hiện các cam kết, một mặt điều chỉnh để có chính sách đột phá, cơ chế tập trung, ưu đãi cho người làm sáng tạo. Doanh nghiệp khai thác ở mức độ nào đó ở tài sản công.

Chúng ta có cách nào có cơ chế đặc thù để doanh nghiệp có ưu đãi thuế. Làm thế nào đồng bộ để doanh nghiệp có được sự ưu đãi, kéo dài 10 năm qua, chưa được giải quyết. Việc xây dựng chính sách dễ nhưng thực hiện nó, dành được sự sáng tạo khó, thời điểm chúng ta không được bỏ lỡ vì vài năm nữa sẽ chuyển hướng sang khu vực khác như khu vực châu Mỹ, châu Phi".

KTS Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp Các hội VHNT TP HCM, góp ý: "Có nhiều điều cần phải suy nghĩ về công nghiệp văn hóa, quản lý thế nào, nhà nước đầu tư thế nào. Tại sao, chúng ta đều biết nhà văn Nguyễn Ngọc Tư viết truyện hay, nhưng không dịch được sang các ngôn ngữ khác? Nhóm BlackPink nổi tiếng với doanh thu rất cao, vậy Việt Nam chúng ta sao không xây dựng ban nhạc như thế, vì chúng ta chưa có cơ sở để phát triển như nhóm nhạc Hàn Quốc này.

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 6.

Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu

Hàn Quốc muốn có BlackPink thì chính phủ của họ phải đầu tư 20 năm trước, mình cần có chiến lược. Tôi là một trong 7 kiến trúc sư được quốc tế công nhận, chứng chỉ hành nghề các nước châu Á. Muốn vươn lên, tiến lên phải biết quốc tế muốn gì, trong nước muốn gì. Sản phẩm phải bán được, không bán được thì không thể nói kinh tế.

Học cách làm từ nước bạn

Đạo diễn Phạm Hoàng Nam đặt vấn đề: "Tại sao Trung Quốc thành công lễ hội văn hóa, họ quan trọng tính địa phương, lịch sử, văn hóa. Chất liệu chúng ta, chúng ta đưa giá trị gì tính toàn cầu, địa phương. Chúng ta cần để ý đến, giải trí giáo dục, giải trí đều đưa giáo dục vào, đưa thế nào bắt đầu từ nhân lực, vật lực. Nhân lực chúng ta nói đến con người biểu diễn và cả khán giả. Chúng ta nói đến biểu diễn nhưng chúng ta quan tâm nhiều đến lễ hội, mảnh đất màu mỡ chưa tận dụng hết, văn hóa địa phương, các khách du lịch đến nước nào cũng là thiên nhiên, lịch sử, tâm linh, văn hóa.

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 7.

Đạo diễn Phạm Hoàng Nam góp ý

Chúng ta đang phát triển du lịch, công nghiệp biểu diễn cũng cần quan tâm đến yếu tố phát triển bền vững. Cảm xúc là sản phẩm đặc biệt, tồn tại ngoài vật chất, thế giới đang đánh mạnh vào cái này. Chúng ta cần tận dụng để đưa giáo dục vào.

Việt Nam mình cần bổ sung niềm tự hào trong cảm xúc. Cảm xúc thỏa mãn về niềm tự hào, một cái chúng tôi muốn theo đuổi, bổ sung thêm. Chúng tôi nghĩ cần bổ sung thêm giao diện online và offline để thể hiện sản phẩm đó. Online nói nhiều, kỹ thuật số, không chỉ là biểu diễn mà bất kỳ điều nào là hiện tượng, định hướng và nhận thức tác dụng để phát triển mặt này. Phần offline, nếu chúng ta có nhân tài chương trình lớn mà không có địa điểm, hệ thống chuyên nghiệp thì không thể nào thực hiện.

Hò dô chúng tôi hiểu không thể làm đơn độc, chúng ta không có sân vận động hoành tráng. Nhà hát thì bao năm nay cũ và chưa thay đổi, không đồng bộ. Nhà thi đấu đều xây dựng tạm bợ, không kết hợp đồng bộ nhau thì phí, không xây dựng show. Khi nào TP HCM có một sân vận động có thể làm được show diễn BlackPink? Những việc rất cụ thể cần cơ quan quản lý xem xét. Mỗi nơi ở Trung Quốc đều làm show tốt, phát triển văn hóa địa phương, thu nhập lớn và cũng xây dựng cảm xúc văn hóa của họ. Mọi thứ không đồng bộ thì rất khó. Tính đồng bộ mới tạo ra công nghiệp từ tầm tư duy đến những điều nhỏ nhất".

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 8.

Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động Bùi Thanh Liêm (bìa phải) tặng hoa và thư cảm ơn cho các đơn vị tài trợ, đồng hành với chương trình

Đạo diễn Kiki Trần, Công ty Xin chào, bày tỏ: "Được nghe chia sẻ từ giới quản lý và các anh chị trong nghề, tôi cảm thấy vinh dự về văn hóa Việt Nam, nghe về thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa Việt và cảm thấy trách nhiệm của bản thân trong tiến trình phát triển này.

Chuẩn hóa cơ sở vật chất, nâng tầm truyền thông

Đội ngũ những người làm văn hóa ngày càng trẻ, tiếp thu nhanh với công nghệ hiện đại. Từ 5 năm nay, Xin Chào phát triển đội ngũ mạnh mẽ, từ giám đốc sáng tạo, đạo diễn hình ảnh, biên tập, quay phim… Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn, Xin Chào còn mong được đưa giới nghệ sĩ Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn, như năm 2023 sang Hàn Quốc. Làm đúng chuẩn, đáp ứng nhu cầu người nghe, chắc chắn đáp ứng sự cảm thụ của người nghe Hàn Quốc cùng với cộng đồng người Việt tại đây.

Tại các chương trình giao lưu văn hóa ở các quốc gia trong khu vực, châu lục có cộng đồng người Việt sinh sống, chúng tôi nhận thấy nhu cầu cảm thụ, thưởng thức văn hóa là rất lớn, nhu cầu giao lưu, gặp gỡ nghệ sĩ để tương tác cũng rất đáng kể. Ở chiều ngược lại, để đón đầu làn sóng văn hóa quốc tế. Xin Chào từng có cơ hội làm việc với BlackPink nếu không có đại dịch COVID-19 và thời gian qua. Làm việc với các nhóm nhạc lớn này, nhận thấy chúng ta phải đảm bảo cơ sở vật chất để đón nghệ sĩ lớn quốc tế, phải có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp…".

Đạo diễn Kiki Trần nói tiếp: "Sắp tới, TP HCM có nhà hát, phải chuẩn hóa ngay từ đầu, thông tin phòng chức năng, bản vẽ có trên trang web, dễ dàng truy cập để phục vụ công tác tổ chức. Ở các quốc gia trong khu vực, như Thái Lan, người ta có những nhà thi đấu lớn gọi là Arena được xây dựng và tính toán phục vụ mọi mô hình nghệ thuật, đa dạng. Để công nghiệp văn hóa phát triển, cần truyền thông ra sao để cộng đồng nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa. Chúng ta cần có các câu chuyện văn hóa để kể với mọi người, bạn bè. Trong giới làm nghề, thị trường Trung Đông là rất lớn với sự phát triển văn hóa châu Á và nhiều đơn vị âm nhạc lớn đều nhắm đến thị trường này."

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 9.

Đạo diễn Kiki Trần, Công ty Xin chào, chia sẻ kinh nghiệm cũng như đề xuất một số ý kiến

Sang phần 2 nói về giải pháp, ông Lê Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ VH-TT-DL, cho rằng: "Tôi thấy một trong những nội dung tập trung đến, đại biểu đồng tình là quan điểm sản phẩm văn hóa nói chung truyền tải giá trị tốt đẹp của mỗi quốc gia, dân tộc. Với 54 dân tộc, mỗi vùng miền có văn hóa đặc trưng tiêu biểu khác nhau. Văn hóa chúng ta dàn dựng, đưa lên công chúng với xã hội tốt đẹp, giúp cho cộng đồng thay đổi, cải tiến tốt hơn. 

Tạo không gian sáng tạo

Nghị quyết Đảng, chính phủ khẳng định văn hóa là một trong những cái truyền đạt chân thiện mỹ đến cộng đồng. Thứ hai, chúng ta quan tâm làm thế nào thời gian đến có chính sách, cơ sở hạ tầng để phát triển văn hóa. Chúng ta hình dung, địa phương đầu tàu, thế mạnh nỗ lực xây dựng hạ tầng, thiết chế tạo ra không gian sáng tạo, để tổ chức cá nhân đủ không gian sáng tạo. Báo Người Lao Động muốn tìm địa điểm phù hợp tổ chức sự kiện quy mô, thu hút công chúng tại TP HCM khó khăn. 

Tôi hy vọng thời gian tới sự tham mưu Sở VH-TT TP HCM, các doanh nghiệp, cá nhân sẽ có được không gian sáng tạo quy mô, phù hợp. Điều này sẽ góp phần lớn cho sự phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng chương trình, tạo cảm hứng cho nghệ sĩ và người xem. Các sản phẩm văn hóa truyền tải ý nghĩa tốt đẹp, việc khai thác yếu tố này đã thu hút sự quan tâm lớn của công chúng như từ gia đình, mối quan hệ xã hội, thu hút chú ý sự quan tâm công chúng. Sự khai thác đúng nhu cầu xã hội, mục tiêu nhà nước, doanh nghiệp, tạo sản phẩm công nghiệp văn hóa có giá trị. Chúng ta cần tiếp tục phát huy, có nhiều hơn nữa các sản phẩm công nghiệp văn hóa. 

Vấn đề vi phạm bản quyền trong lĩnh vực sáng tạo cần được nhắc đến. Một sản phẩm công nghiệp văn hóa nếu không bảo vệ tốt sẽ không tồn tại lâu được trên thị trường. Một bộ phim hay chương trình nghệ thuật nhanh chóng bị lan tỏa, sao chép thì sẽ tác động lớn đến bản thân nhà đầu tư, ê-kíp sáng tạo biểu diễn. Tôi thấy tình trạng xâm phạm bản quyền nội dung số phổ biến, phức tạp. Môi trường mạng phát triển không bị giới hạn không gian. Chúng ta đưa sản phẩm văn hóa ra nước ngoài thì có đoàn đi, ê-kíp… còn không gian mạng thì chỉ đưa lên nền tảng thì biểu diễn xuyên biên giới".

Nhóm giải pháp từ dự án của TP HCM

Về phần TP HCM, NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao TP HCM, trao đổi về các nhóm giải pháp được triển khai trong dự án “Phát triển công nghiệp văn hóa TP HCM”.

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 10.

Phó Giám đốc Sở VH-TT TP HCM Nguyễn Thị Thanh Thúy nêu nhóm giải pháp trong dự án “Phát triển công nghiệp văn hóa TP HCM”.

Với cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 26/6/2023 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Đề án phát triển ngành CNVH TPHCM được UBNDTP phê duyệt đã mở ra nhiều cơ hội mới để thu hút các nguồn lực trong xã hội tham gia đầu tư, khai thác, phát triển lĩnh vực công nghiệp văn hóa nói chung và lĩnh vực điện ảnh nói riêng, làm cơ sở để bổ sung phát triển nguồn nhân lực điện ảnh, nâng cao chất lượng cơ sở làm phim, phát hành phim…

Dự kiến mục tiêu về tổng doanh thu của 08 ngành công nghiệp văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế xã hội của thành phố khoảng 148.000 tỉ đồng (đến năm 2025 là 53.200 tỉ đồng; giai đoạn 2026 - 2030 là 94.800 tỉ đồng).

Như vậy, để đạt được mục tiêu này, Thành phố cần có nguồn ngân sách đầu tư tạo nền tảng, hỗ trợ, tạo động lực, khuyến khích, định hướng cho cho sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa. Sở Văn hoá và Thể thao tập trung vào 06 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Cơ chế, chính sách: Tiếp tục tham mưu các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhằm đảm bảo sự đồng bộ, hiệu lực hiệu quả trong ban hành và thực thi.

- Nghiên cứu đề xuất bổ sung vào quy hoạch chung của thành các khu đất có quy mô lớn để phát triển các thiết chế văn hóa, phim trường, trung tâm thời trang, trung tâm biểu biễn, trung tâm trưng bày triển lãm, cơ sở đào tạo chuyên ngành công nghiệp văn hóa…

Thành phố sẽ thực hiện công tác quy hoạch, tạo môi trường thuận lợi, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa. Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa hiện đại, tạo động lực cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển. Triển khai hiệu quả Nghị quyết 98 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của TPHCM, tổ chức triển khai kêu gọi đầu tư đối với danh mục dự án được phê duyệt.

- Gắn kết và đẩy mạnh liên kết vùng; xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của khu vực. Hình thành các sự kiện lớn mang thương hiệu đặc trưng của thành phố và hình thành thương hiệu quốc gia như Lễ hội âm nhạc quốc tế Hò Dô (HÔZ), Liên hoan phim quốc tế (HIFF); Lễ hội Áo dài, Liên hoan Ẩm thực quốc tế…; cùng các sản phẩm đặc trưng của nghệ thuật truyền thống, dân gian, làng nghề; lễ hội nghệ thuật đường phố…

- Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thành phố Hồ Chí Minh phải là lá cờ đầu của cả nước về kinh tế số và xã hội số. Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế số, điển hình là các chỉ tiêu kinh tế số được đưa vào các Nghị quyết của Đảng, chương trình công tác năm của Ủy ban, đầu tư phát triển hạ tầng số, các chương trình chuyển đổi số Thành phố. hướng đến nâng cao năng suất lao động của công chức Thành phố và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tốt nhất trong môi trường kinh doanh đầu tư của Thành phố.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ công của bộ máy hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, điều kiện kinh doanh được bảo đảm thực chất, hiệu quả trên cơ sở lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm của cải cách, đồng thời áp dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến.

- Đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thông qua các giải pháp, mở rộng liên kết đào tạo nhân lực công nghiệp văn hoá. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài; xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, tích cực.

- Có chính sách cụ thể về ưu đãi thuế, vốn vay, sử dụng đất… nhằm thu hút đầu tư trên lĩnh vực văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh, đóng góp hiệu quả trong phát triển kinh tế, xã hội.

- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; hình thành các sản phẩm du lịch văn hoá di tích văn hóa – lịch sử mang tính đặc trưng. - Thực hiện tốt các quy định về quyền sở hữu trí tuệ. Xem việc thực thi một cách hiệu lực, hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ trong thời đại số, trí tuệ nhân tạo là yếu tố rất quan trọng để phát triển công nghiệp sáng tạo.

Cần quy hoạch và hỗ trợ từ nhà nước

Đạo diễn Quốc Thảo chia sẻ về kinh nghiệm sau thời gian ở Mỹ: "Ở Las Vegas, chúng ta đến không chỉ là sòng bài mà là hệ thống giải trí tuyệt vời, hàng trăm nhà hát, kiểu cách riêng. Người ta xây dựng nhà hát cho một show thôi, diễn mấy chục năm mà khách quốc tế, khách trong nước đổ xô mua vé. Đó mới là công nghiệp văn hóa. 

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 11.

Đạo diễn Quốc Thảo chia sẻ về những gì học hỏi từ Mỹ

Cả những show hoành tráng và những nhóm biểu diễn nghệ thuật nhỏ, 50-100 khán giả, đưa vào bảng danh sách đêm biểu diễn thế nào. Las Vegas có gì để chơi, tất cả mọi thứ. New York cũng vậy. Mọi nơi đều phục vụ cho chương trình đó, cơ quan quản lý cũng đưa các tiết mục, chương trình đến khán giả. Đó là công nghiệp văn hóa. Chúng tôi có ý tưởng để làm nhưng không có nhà hát.

Chúng tôi đầu tư cũng không dám đầu tư, mọi thứ đều không có. Để tạo công nghiệp giải trí, chúng ta không có nhà máy sản xuất ra công nghiệp đó. Chúng tôi cần sự hỗ trợ nhà nước, quy hoạch ra nơi đó, chúng tôi là người sáng tạo nội dung. Chúng tôi đầu tư để tạo sản phẩm văn hóa. 

Muốn có công nghiệp giải trí, biểu diễn, chúng ta phải có con người, chưa được đào tạo bài bản, xây dựng nhà hát thì ây dựng theo chủ quan của đơn vị đó, đến xây dựng xong rồi thì chúng tôi không làm được. Nhà hát nguy nga nhưng theo như hội trường, thì làm gì, lãng phí tiền của nhà nước, lãng phí đầu tư. Chúng ta cần tọa đàm chi tiết hơn, nội dung sâu sắc, thời gian để nói được nhiều hơn.

Những đề xuất, mong muốn từ ngành điện ảnh

Bà Dương Cẩm Thúy, Chủ tịch Hội Điện ảnh TP HCM, góp ý: "Thành phố cần có cơ chế riêng của địa phương về chính sách bảo hộ điện ảnh để phát triển hoạt động sản xuất phim Việt Nam như ưu tiên cho việc chiếu phim Việt Nam; thu thuế ở mức thấp đối với phim Việt Nam, ngân hàng dành lãi suất ưu đãi cho những nhà làm phim trong nước vay vốn…

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 12.

Bà Dương Cẩm Thúy, Chủ tịch Hội Điện ảnh TP HCM, góp ý khá nhiều

- Dành riêng một quỹ cho việc phát triển điện ảnh, trong đó có sản xuất phim, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực. Có thể từ nguồn ngân sách và cả các nguồn đầu tư khác.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực của ngành điện ảnh để sản xuất, phổ biến nhiều tác phẩm điện ảnh có giá trị tư tưởng, giáo dục, thẩm mỹ và giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân, hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển toàn diện con người Việt Nam, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước và hội nhập quốc tế.

- Phát huy thế mạnh của điện ảnh, bảo đảm phù hợp với đặc điểm đời sống tinh thần của từng địa bàn- ở đây là của thành phố, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và xu hướng phát triển của điện ảnh thế giới. Hướng tới bảo đảm sự công bằng hợp lý trong hưởng thụ điện ảnh giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn ngay trong thành phố chúng ta và sự giao lưu với các tỉnh.

Những công việc cụ thể:

1- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển điện ảnh.

2- Xây dựng trường quay.

+ Đầu tư xây mới trường quay với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm đáp ứng nhu cầu phục vụ khâu kỹ thuật tiền kỳ, hậu kỳ trong sản xuất phim theo công nghệ hiện đại. Quy mô đất xây dựng trường quay tại TP HCM khoảng từ 100 đến 150 ha, bảo đảm phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt. Huy động vốn đầu tư theo cơ chế xã hội hóa là chủ yếu, trong đó Nhà nước hỗ trợ đầu tư một số hạng mục ban đầu.

3- Xây dựng Trung tâm chiếu phim.

- Xây dựng Trung tâm chiếu phim hiện đại để chiếu phim đồng thời kết hợp bảo đảm yêu cầu tổ chức Liên hoan phim quốc gia và Liên hoan phim quốc tế và các sự kiện điện ảnh trong nước và quốc tế khác; do Nhà nước quản lý như một doanh nghiệp.

4- Xây dựng Trung tâm kỹ thuật điện ảnh:

- Trung tâm kỹ thuật tiền kỳ, hậu kỳ trong sản xuất phim theo công nghệ hiện đại.

5- Xây dựng trung tâm tổ chức các sự kiện điện ảnh.

6- Tổ chức những sự kiện của điện ảnh:

- Yêu cầu phải phù hợp với đặc trưng của thành phố, không trùng lắp với những sự kiện đã có, đặc biệt chú trọng khai thác nguồn lực xã hội hóa,…

- Xây dựng Đề án cho những LHP mang dấu ấn riêng của thành phố: Liên hoan phim ngắn; phim đề tài thiếu nhi, đề tài môi trường,…theo định kỳ.

- Tổ chức các cuộc thi kịch bản; sản xuất phim thể nghiệm, phim đầu tay; thi tài năng trẻ.

- Thi tuyển diễn viên, dạ hội Điện ảnh…

- Chợ phim.

7- Xây dựng Bảo tàng Điện ảnh. Qua Bảo tàng, cuộc sống được tái hiện lại. Nó còn phục vụ cho các nhà làm phim, phục vụ cho công chúng khán giả. Hiện vật, hình ảnh có thể trưng bày ở bảo tàng này rất phong phú. Lưu giữ lại tất cả hình ảnh, hiện vật về Điện ảnh Nam Bộ, TPHCM và cả nước. - Đối tượng phục vụ: Khán giả, công chúng, người làm nghề trong và ngoài nước. 

 8- Xây dựng thị trường điện ảnh. Phục hồi hoạt động của ngành Phát hành phim TP để đủ sức điều hành, quản lý công tác phát hành trên địa bàn, quản lý Nhà nước về hoạt động của các hệ thống rạp chiếu phim, quản lý công tác xuất nhập khẩu phim trên địa bàn và có thể mở rộng ra cả nước và quốc tế.

Hiện nay thị trường điện ảnh thành phố đang nằm trong tay tư nhân, nhà nước hầu như không còn nắm bao nhiêu rạp chiếu. Những phim Việt Nam phục vụ cho những yêu cầu chính trị, xã hội không có nơi chiếu. Bởi vậy phim Việt Nam bị đẩy ra khỏi rạp sau vài buổi chiếu nếu không ăn khách là vậy. Phim tài liệu, hoạt hình không được đưa vào chương trình chiếu là vậy, dù đã có nghị định về việc này… Người dân ngoại thành vẫn đói phim. Rạp chiếu bây giờ tiện nghi hiện đại, nhưng với giá vé đó thì người lao động, sinh viên nghèo, công chức… có thể đi xem phim được không? 

Đó là sự chênh lệch mà ta mong muốn giảm dần cách biệt rồi xóa bỏ. Nhưng nếu như hiện nay thì không thể giảm dần cách biệt, mà có nguy cơ tăng.

Cần cơ chế đặc thù cho công nghiệp văn hóa

Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên góp ý: "Tôi nghĩ cần nói về những nhu cầu cấp thiết. Thái Lan, Hàn Quốc đã phát triển công nghiệp văn hóa hàng chục năm, Việt Nam phát triển chưa có phần nền và phải đi nhanh, cần giải quyết nhiều vấn đề: Đầu tư phải có cơ chế chính sách thích hợp, cơ chế đặc thù của công nghiệp văn hóa, khuyến khích đầu tư, bảo hộ đầu tư để doanh nghiệp an toàn, tồn tại. 

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 13.

Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên

Luật ra sao, chính sách thế nào cho phù hợp. Không gian biểu diễn, chúng ta không có nhà hát tầm cỡ để biểu diễn xứng tầm, làm sao đáp ứng nổi cho siêu sao BlackPink hay các vở diễn hoành tráng.Không có lịch sử vở diễn, bảo tàng nghệ thuật. Người ta duyệt xây dựng các thiết chế này mà không có tiếng nói giới chuyên môn cho phù hợp công năng. Đập đi làm lại không dễ, cần cải tạo, 

Các trung tâm văn hóa quận huyện có vị trí đắc địa sao không cải tạo để phục vụ. Nhiều nghệ sĩ than thở việc tổ chức ở Nhà hát thành phố qúa đắt đỏ, “thánh đường nghệ thuật” sao khó vào! Quy chế sao, cơ chế sao để các bên tham gia vào công nghiệp văn hóa được thuận lợi. Phải có đội ngũ quản lý, sáng tạo trẻ và năng động, tiếp cận kiến thức mới, có những ngôi trường hiện đại, đội ngũ giảng viên trẻ được đào tạo trong ngoài nước chính quy".

Cần đầu tư nhanh và đúng đắn  

Ông Bùi Minh Quân, Phó Chủ tịch Hội Quảng cáo TP HCM, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Kim Ngân, chia sẻ góc nhìn của người trong ngành quảng cáo: "Thực trạng quảng cáo rất phức tạp, lý do có luật quảng cáo nhưng mỗi địa phương ứng dụng khác nhau, cập nhật liên tục để ây dựng ngành tốt hơn.

Chúng ta cần cơ chế chính sách định hướng chung cho các lĩnh vực để ây dựng tầm nhìn. Chúng ta có cơ chế chính sách để người tham gia có tâm huyết đầu tư, hợp tác công – tư. Đất nước chúng ta gia nhập WTO thì chúng ta cũng phải đáp ứng nhu cầu nước khác khi họ tham gia đầu tư Việt Nam. Thế giới, họ phát triển nhanh, truyền thông tất cả các kênh, người ta làm rất nhanh theo cơ chế mở rộng, luật mở rộng, doanh nghiệp đầu tư làm ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo GDP phát triển kinh tế. 

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 14.

Ông Bùi Minh Quân, Phó Chủ tịch Hội Quảng cáo TP HCM, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Kim Ngân

Chúng ta cũng cần xây dựng hệ thống nhân lực, chính phủ mới làm được, xây dựng trường đào tạo nhiều năm mới được. Chúng ta nên đầu tư bây giờ, chúng ta cần đầu tư đúng, để không chỉ có nguồn thu không chỉ từ văn hóa mà còn du lịch. Chúng ta cần xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa. TP HCM các quận huyện nào cũng có trung tâm văn hóa, biểu diễn nhưng không có nhà hát nào đủ quy mô để làm nghề, cần đầu tư đúng mức. 

Ngành chúng tôi muốn có màn hình trình chiếu 3D, Việt Nam mình chưa làm được, đi thuê nước ngoài tốn kém, công nghệ đầu tư để phát triển ngành này. Đề xuất, chúng ta cũng nên có chương trình khuyến khích doanh nghiệp hợp tác, học hỏi doanh nghiệp nước ngoài vì chúng ta xây dựng đồng bộ từ giáo dục, cơ sở vật chất, học hỏi tập đoàn làm công nghiệp văn hóa quan trọng. Chúng ta không đồng bộ rất khó, chỉ nói một hai mảng thì sau này làm lại thì lại phải làm lại".

NSND Mỹ Uyên, Giám đốc Nhà hát kịch 5B TP HCM, góp ý: "Sân khấu 5B Võ Văn Tần của chúng tôi nhỏ bé, đơn sơ nên nghe phát triển công nghiệp văn hóa khá xa xôi. Giới văn hóa có được dành cho mọi công năng để hoạt động không, rõ ràng là chưa. 

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 15.

NSND Mỹ Uyên nói về những khó khăn hiện tại của Sân khấu kịch 5B Võ Văn Tần

Khán giả say mê 5B Võ Văn Tần với tư cách một thánh đường sân khấu, đó là động lực để chúng tôi còn hoạt động vì nghệ thuật. 5B Võ Văn Tần hiện rất chật vật với công nghệ số để có thể tồn tại, phát triển ở một tầm cao mới, làm sao xây dựng nhiều vở diễn đáp ứng nhu cầu người xem? Mong lãnh đạo thành phố, những nhà quản lý văn hóa tạo điều kiện, lắng nghe cho đội ngũ làm văn hóa chúng tôi, từ những nhu cầu rất thiết thực".

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 16.

Đạo diễn Đức Thịnh với những góp ý tâm huyết

Đạo diễn Đức Thịnh góp ý: "Chúng tôi cần hành động cụ thể, TP lớn như TP HCM, một nhà hát đáng gọi nhà hát, phim trường đáng gọi phim trường, thách thức thật sự, không làm không được. Nếu hôm nay duyệt phim trường, 5 bảy năm mới hoàn thành, lùi không biết dến bao giờ. Tôi muốn làm trận chiến trên không Điện Biên Phủ, Trân Châu cảng hào hứng, chất liệu hay hơn nhiều. Tầm nhìn tôi lúc đó là như thế nhưng nhiều thứ cản trở, tôi dừng luôn sân khấu, nhiều người nói không yêu nghề nữa. 

Tôi đi tìm sân chơi mới để làm. Nếu làm nữa loay hoay hàng xóm này, miếng cười kia, không ai tin sân khấu bán vé 5 triệu. Vai trò phim trường khủng khiếp thế nào. Tầm nhìn điện ảnh, cần nhà nước đứng ra chủ đạo, bắt đầu từ giờ, 7-8 năm sau mới có, nếu không nhuệ khí bớt đi. Tôi không biết 10 năm sau thế nào. 

Đừng quên giới trẻ, nghệ sĩ trẻ, họ là tương lai. Nghệ sĩ trẻ, họ có ý tưởng hay, lý do abc, khuyên này kia và không ra gì cả. Một phim thương mại không ai dự, biến mất 5-6 năm, chạy theo cái khác. Chúng ta hiện có một hai phim thắng, không ai đảm bảo phim đi lên, đó chỉ cảm úc sự nỗ lực nhất thời đơn vị, tổ chức nào đó. Cái khó ló cái khôn, liệu cơm gắp mắm hết rồi, kích thích yêu nghề, lực nào cũng sẽ cạn, lòng yêu nghề nào cũng bị thử thách, cần hỗ trợ. Mọi người làm theo một thói quen, trong ánh mắt, tâm hồn họ không còn nữa. 

Nếu sự sáng tạo, đam mê không còn nữa, cần ký duyệt ngay phim trường, cơ sở văn hóa đi ra nước ngoài. Phim trong nước  hiện ra nước ngoài giao lưu, chưa thực sự bước vào thị trường cạnh tranh sòng phẳng nước ngoài, nếu không bắt tay vào thì năm mười năm vẫn sẽ bàn vấn đề đó".

Cần sự công bằng cho các doanh nghiệp

Ông Đoàn Đức Dương – Trưởng Ban Pháp lý, DatVietVAC Group Holdings - trăn trở: "30 năn hoạt động, tôi đồng cảm với tâm huyết sáng tạo ra nội dung, sản phẩm văn hóa. Trong bối cảnh thúc đẩy công nghiệp văn hóa, tôi chia sẻ ý kiến anh Quân, tham gia thị trường quốc tế, cam kết tuân thủ WTO, luật nước sở tại. Chúng tôi là đơn vị có lịch sử dài sáng tạo, xây dựng nội dung, có những sản phẩm đưa lên các nền tảng. Chúng ta thấy ví dụ Taylor Swift, BlackPink, không chỉ tiền cho phía biểu diễn, đóng góp nước sở tại, dẫn đến thúc đẩy ngành liên quan đến văn hóa. 

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 17.

Ông Đoàn Đức Dương – Trưởng Ban Pháp lý, DatVietVAC Group Holdings

Chúng tôi có nền tảng OTT, chúng tôi bất cập khi phát triển công nghệ. Chúng ta đang thấy hành lang pháp lý bảo đảm quyền lợi chủ đầu tư đang lơi lỏng. Chúng tôi nói đến đối xử công bằng giữa các đối tác, truyền thông số đang lấn lướt và dẫn đầu thị trường. Những nền tảng cung cấp OTT Việt Nam, đang chiếm 30% thị phần, những pháp luật hiện hữu, cần có giấy phép OTT, xây dựng data, điều khoản hợp đồng sửa từng câu chữ, bảo vệ dữ liệu, kiểm duyệt nội dung, tuân thủ nghiêm ngặt, luôn luôn trong tình trạng thanh tra, kiểm tra của ban ngành liên quan. Trong khi đó, các nền tảng xuyên biên giới như Netfli, Mango Tv,… họ không có giấy phép nào cả. 

Chúng tôi nói đến công bằng bình đẳng, hệ sinh thái game OTT, khi vào VN rất bạo lực, nội dung không phù hợp, Bộ TTT xử lý ngay, trong khi đó câu chuyện này chúng tôi nói rất nhiều gần chục năm nay nhưng vẫn như vậy. Bộ Thông tin truyền thông cũng xác định được vi phạm của nền tảng xuyên biên giới nhưng đến nay không có vào VN như không người, vô pháp luật, thách thức pháp luật Việt Nam. 

Doanh nghiệp Việt Nam đang bị bảo hộ ngược, doanh nghiệp Việt Nam đang bị kiểm soát nhưng buông lơi với doanh nghiệp xuyên biên giới. Một câu chuyện đáng báo động. Đối tượng xem nhiều nhất không phải thế hệ lớn tuổi mà là thế hệ trẻ, tiếp thu văn hóa thì nếu không có thiết chế rõ ràng, minh bạch để đảm bảo sản phẩm văn hóa như thế không được tiếp cận trên mạng. Tóm lại, tôi thấy chúng ta đang tâm huyết xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa. Hàn Quốc thành công như hiện nay đã đầu tư bài bản, văn hóa đi trước, kinh tế theo sau. 

Chúng ta xây dựng thì cần sáng tạo, bảo vệ công bằng, vấn đề vi phạm bản quyền. Năm trước chúng tôi ghi nhận nhiều vi phạm bản quyền, kiện ra tòa nhưng đây là vấn đề không thể giải quyết rốt ráo, nhanh chóng.

Đơn vị vi phạm có 72 giờ xem xét tháo gỡ, luật là vậy nhưng thực tế cả tuần chưa gỡ, thiệt hại ngay lập tức. Không gian mạng, sản phẩm lan tỏa nhanh, việc tất cả nội dung vi phạm bản quyền, phát trên nền tảng thì chủ đầu tư thiệt hại nhiều nhất".

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 18.

Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động Bùi Thanh Liêm tặng hoa và thư cảm ơn đến đại diện HQH Entertaiment, đơn vị tài trợ chương trình.

Cần câu chuyện đặc trưng Việt Nam

Nghệ sĩ nhân dân Tuyết Mai bày tỏ: "Tôi là nghệ sĩ biểu diễn đàn dân tộc, được đào tạo chính quy, được biểu diễn nhiều chương trình lớn. Lắng nghe các ý kiến tại tọa đàm, tôi rất tâm đắc. Tôi mở điểm biểu diễn âm nhạc tại nhà từ 2004, trở thành điểm quảng bá âm nhạc dân tộc, thu hút đông đảo khán giả trong ngoài nước, là một trong 100 điểm đến văn hóa thu hút tại TP HCM.

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 19.

Nghệ sĩ nhân dân Tuyết Mai

Sáng tạo văn hóa được công nhận ra sao? Sân khấu 5B Võ Văn Tần hay sân khấu Tuyết Mai bị giả danh thì ai bảo vệ chúng tôi? Chúng tôi, những người sáng tạo giá trị văn hóa, tự thân vận động, rất cần sự hỗ trợ Nhà nước. TP có hoạt động thường niên, có bạn bè quốc tế tham dự như Giai điệu mùa Thu, Lễ hội Hò Dô, rất thú vị.Nhìn qua kinh nghiệm của các quốc gia bạn bè lân cận, họ tổ chức các chương trình biểu diễn văn hóa nhưng lại thu rất nhiều tiền từ quà lưu niệm có hình ảnh đặc trưng của địa phương. 

Cần có Hội đồng quốc gia tuyển chọn câu chuyện văn hóa, riêng biệt và đặc trưng Việt Nam, tránh tản mác, cục bộ địa phương. Khi có rồi, tập trung phát triển phần mềm, kiến trúc, quảng cáo… hướng tới truyền thông toàn cầu về văn hóa Việt Nam. Chú mèo máy Doremon cả thế giới biết đến là câu chuyện truyền thông. Cần có cơ chế, chính sách để người làm văn hóa được quảng bá rộng rãi. Văn hóa Việt Nam muốn phát triển phải làm truyền thông thống nhất, từ trên xuống, toàn diện.

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 20.

Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, Nhà báo - TS Tô Đình Tuân, tổng kết chương trình với các nhóm vấn đề gợi mở

Nhà báo Tô Đình Tuân tổng kết chương trình và với các nhóm vấn đề gợi mở: "Trong gần 4 giờ, nghe nhiều ý kiến, nhiều góc độ khác nhau từ lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, nhiều ý kiến xác đáng, gợi mở nhiều vấn đề. Câu chuyện 5B Võ Văn Tần, Tuyết Mai, công nghiệp văn hóa ở đây. Tôi nghĩ mô hình chị Mai nên nhân rộng, mô hình hay, bản quyền là tác phẩm của chị, mô hình nên mở ra. Điện Biên không có homestay thì không chứa hết khách được. 

Những cuộc tọa đàm, hội thảo gần đây do báo tổ chức, chưa có cuộc nào cháy giáo án thế này. Những ý kiến trăn trở, bức xúc hợp lý, không có thì không làm được. Mỹ Uyên cũng sẽ tiếp tục. Khơi nó lên, đốt cháy nó để mọi người quan tâm, cùng làm. Muốn xây dựng nền công nghiệp văn hóa phải co hành lang pháp lý, rõ ràng, căn bản, cụ thể, nếu không có khó làm. Hai ây dựng lộ trình cho chiến lược phát triển này. Nhiều khi nói chiến lược hay nhưng bắt tay vào cụ thể thì trống đánh uôi kèn thổi ngược nên cần cụ thể, chi tiết. 

Cần xây dựng thương hiệu, như nhóm BTS là thương hiệu. Sức ảnh hưởng lớn quá, có nhóm nhạc, đơn vị đi vào lòng người thành công. Thương hiệu Taylor Swift… Sức ảnh hưởng ghê ghớm, vì thế chúng ta phải có thương hiệu trong phát triển công nghiệp văn hóa. Chúng ta phải xây dựng điểm nhấn, như lễ hội sông nước, điểm nhấn du lịch bắn pháo hoa Đà Nẵng, không đi không thành đường, phải đi mới thành. Không có điểm nhấn, du khách không đến. Chương trình NSND Tuyết Mai, ống nứa miền Tây du khách mới thích. 

Bản quyền là câu chuyện nhức đầu nhưng tôi tin rằng từ từ làm, chuyện bản quyền sẽ làm được. Tôi nghĩ không cần lo, từng bước, từng bước thay đổi, phải làm nếu không làm không vượt được".

Nhà báo Tô Đình Tuân nói tiếp: "Chúng ta cũng xây dựng thiết chế văn hóa, có địa điểm đẹp để đáp ứng nhu cầu. Nhà hát TP tuy bé nhưng ở TP HCM không nơi nào qua được. Điều quan trọng nữa là phải có sức mạnh tổng hợp gồm nhà nước đi đầu vạch chiến lược, doanh nghiệp, vào cuộc làm hiệu quả tạo sức mạnh tổng hợp cùng mô hình như NSND Tuyết Mai. 

Cuối cùng, các doanh nghiệp cần đối xử công bằng, muốn đối xử công bằng thì công khai, minh bạch, từng bước làm được thôi, công khai và minh bạch thì sẽ công bằng. Con người vẫn là yếu tố quyết định, đào tạo từ bây giờ, khi các cháu còn bé. Tính bền vững và tính nhân văn cũng cần được quan tâm nhiều".


Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 21.

Nhà hát nào, sân vận động nào đáp ứng cho BlackPink sang biểu diễn?- Ảnh 22.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo