xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tránh thiệt thòi khi làm thêm cuối năm

Bài và ảnh: Quế Linh

H.N.G.H - sinh viên (SV) Trường ĐH Sư phạm TP HCM - làm thu ngân bán thời gian tại một cửa hàng nước uống bán mang đi.

Khi phỏng vấn xin việc, H. được quản lý báo mức lương thực tế từ 25.000 - 30.000 đồng/giờ, nhưng do là nhân viên (NV) thực tập nên H. chỉ được trả 18.000 đồng/giờ.

Nhưng đến đợt trả lương, H. nhận không đúng thỏa thuận. "Tháng đó tôi làm 8 buổi, mỗi buổi hơn 4 giờ nhưng chỉ nhận được 308.000 đồng, tính ra chưa đến 10.000 đồng/giờ" - H. bức xúc. Tương tự, M.T.H.T, SV Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM, làm NV pha chế tại một quán cà phê 24 giờ, dù bắt buộc phải đăng ký ca đêm/ca khuya (từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau) nhưng chỉ 20.000 đồng/giờ.

Tránh thiệt thòi khi làm thêm cuối năm- Ảnh 1.

Sinh viên làm thêm tại một quán cà phê ở TP HCM

Trường hợp khác là B.T.D, SV Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TP HCM, làm NV pha chế với lương thử việc 17.000 đồng/giờ và lương chính thức 18.000 đồng/giờ. Song, D. phải làm gần như tất cả công việc ở quán. "Tôi xin vào làm pha chế nhưng từ thu ngân, phục vụ cho đến lau dọn quán, nhà vệ sinh, dẫn và sắp xếp xe cho khách… đều phải làm" - D. kể.

Chưa dừng lại đó, nhiều SV còn gặp tình trạng phải tự chịu những rủi ro phát sinh trong quá trình làm việc. Như H.N.G.H, SV Trường ĐH Sư phạm TP HCM, được chủ quán yêu cầu tự bỏ tiền túi để sửa lavabo bị nghẹt trong ca làm của H. (phí sửa chữa là 200.000 đồng). Hay Đ.N.K.Y, SV Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, phải bỏ ra gần 1 triệu đồng để sửa xe máy của mình do một người làm cùng lấy đi giao hàng và làm hỏng.

Theo luật sư Nguyễn Duy Anh, Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH A+, khi đi làm thêm, SV dễ bị lợi dụng, bóc lột vì chưa trang bị kiến thức pháp luật, chưa có kỹ năng, kinh nghiệm để nhận thức vấn đề trước khi hậu quả phát sinh. Có hai khó khăn SV thường gặp là người sử dụng lao động cố tình bỏ qua bước ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc SV không xem kỹ hợp đồng dẫn đến việc bỏ sót các quyền lợi phải có.

"Việc ký HĐLĐ là cơ sở quan trọng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Nếu không ký kết HĐLĐ sẽ có rất ít cơ sở để tự bảo vệ mình và thường phải chịu thiệt thòi khi có tranh chấp" - luật sư Anh nói. Căn cứ điều 14 Bộ Luật Lao động 2019, thời gian làm việc dưới 1 tháng không bắt buộc ký HĐLĐ, trừ các trường hợp sau: sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi (điểm a, khoản 1 điều 145), sử dụng lao động là người giúp việc gia đình (khoản 1 điều 162) và ký hợp đồng với nhóm người lao động làm công việc dưới 12 tháng thông qua một người ủy quyền (khoản 2 điều 18).

Trường hợp SV làm thêm, cần xác định đó là công việc nào. Nếu làm thêm bán thời gian dài hơn 1 tháng thì bắt buộc phải ký HĐLĐ. Nếu làm thời vụ (ngắn hơn 1 tháng) mà không thuộc 1 trong 3 trường hợp ở trên thì không bắt buộc phải ký hợp đồng mà có thể giao kết bằng lời nói hoặc phương tiện điện tử.

Theo khoản 1 điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động không ký HĐLĐ với SV làm thêm (có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên) sẽ bị phạt từ 2 - 25 triệu đồng. Căn cứ khoản 3 điều 17 của nghị định này, việc người sử dụng lao động trả lương cho SV làm thêm thấp hơn lương tối thiểu vùng sẽ bị phạt từ 20 - 75 triệu đồng.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo