...Những vụ phá rừng lớn nhất vừa qua ở một số địa phương đã cho thấy tình trạng vô hiệu hóa các quyết định của Chính phủ.
Tôi vừa được tiếp xúc một chủ doanh nghiệp trồng rừng, nghe anh ta nói mới biết rằng để trồng rừng và giữ được rừng khó đến mức độ nào, nếu không yêu rừng thì không thể làm được. Qua thực tế của chủ doanh nghiệp đó nhận thấy nếu không có sự tiếp tay của chính quyền sở tại và kiểm lâm thì lâm tặc không thể phá rừng ghê gớm đến như vậy.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương
Một cây to có đường kính 1 m cần phải mất từ 70 đến 100 năm mới có được nhưng lâm tặc chỉ cần 16 phút là xong. Một trạm kiểm lâm mỗi đêm có từ 80 xe đến 100 xe máy đi qua, mỗi xe chở khoảng 4 khúc gỗ và phải nộp cho kiểm lâm 300.000-400.000 đồng tiêu cực thì số tiền thu lợi bất chính từ việc này không hề nhỏ. Cứ như vậy thì trong thời gian tới còn đâu là rừng? Chính quyền chủ động phá rừng mới thật ghê gớm!
Nhiều địa phương cứ lập dự án trồng rừng để phá rừng với lý do tận thu. Xin thưa, cứ cảnh phá rừng tan hoang rồi lãnh đạo địa phương mới đến kiểm tra, xem xét và cho ý kiến chỉ đạo mà không phải chịu bất cứ hình thức kỷ luật nào thì không biết đến bao giờ lệnh đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng mới thành hiện thực".
(Đại biểu Quốc hội NGUYỄN SỸ CƯƠNG (đoàn Ninh Thuận) chất vấn tại hội trường trong phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội sáng 31-10).
Bình luận (0)