Đồ họa: TẤN NGUYÊN
.
"Chúng tôi đã làm rõ về những tài sản họ có, những khoản vay ngân hàng rồi. Người ta giải trình như thế, cơ quan thanh tra làm gì có quyền truy nguồn gốc của những tài sản đó.
Nhưng họ vay tiền thì phải công khai, kê khai vào bản kê khai tài sản. Họ không kê khai thì không trung thực ở chỗ đó. Còn nguồn gốc họ vay của ai thì làm sao có quyền thanh tra, bởi họ vay đã có giấy tờ rồi. Làm sao cơ quan thanh tra có quyền hỏi ông có vàng cho họ vay ở đâu được.
Kết luận thanh tra chúng tôi đã nói rất rõ rồi, họ thế chấp tại ngân hàng bằng 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ ông Quý và 4 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Trịnh Xuân Điềm, Lê Ngọc Thành, Nguyễn Thị Loan với tổng giá trị đảm bảo được ngân hàng cho vay đánh giá là 19,123 tỉ đồng. Mục đích vay được thể hiện trong các hợp đồng tín dụng.
Ngoài ra, bà Huệ (vợ ông Quý) vay 60 cây vàng của cá nhân ở Tổ 54 phường Yên Ninh (TP Yên Bái) thời hạn 4 năm, có giấy vay ghi ngày 6-5-2016. Đến ngày 31-12-2016, gia đình ông Quý còn nợ ngân hàng 9,154 tỉ đồng (có xác nhận của ngân hàng).
Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm. Thời gian thanh tra chỉ có 15 ngày, sau đó phải tổng hợp, xin ý kiến nhiều ngành, nhiều cấp nên mới kéo dài thế, mới ra cụ thể được chứ. Mất bao nhiêu thời gian anh em phải nỗ lực tích cực lắm. Sai phạm, tồn tại đều nêu ra hết, rất cụ thể. Có những cái chỉ là tồn tại nhưng cũng phải đưa hết, làm hết trách nhiệm theo luật cho phép rồi.
Yên Bái ngay từ đầu đã đề nghị Trung ương làm khách quan, bây giờ họ nhận kết luận cũng hết sức nghiêm túc. Kết luận thanh tra đã chỉ rõ trách nhiệm cụ thể, rõ như thế thì Yên Bái không làm nhẹ được đâu".
(Ông PHẠM TRỌNG ĐẠT - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), Trưởng đoàn thanh tra tài sản của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái Phạm Sỹ Quý - khẳng định trên Dân Trí ngày 24-10).
Bình luận (0)