...Sự hăng hái này rất đáng quý. Tuy nhiên, hăng hái quá đà không phải bao giờ cũng có ích. Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem tại sao hầu hết các nước trên thế giới đều giữ chế độ biên chế cho các công chức của họ.
Ảnh: NGUYỄN HẢI
Một là, công chức đại diện cho quyền lực công. Thuế vụ, cảnh sát, kiểm lâm, hải quan... là các cơ quan quyền lực công. Họ có quyền áp đặt sự tuân thủ pháp luật đối với bất kỳ ai, kể cả các chính khách. Người có quyền áp đặt sự tuân thủ chỉ chính danh khi đại diện cho các cơ quan, chứ không phải là làm hợp đồng cho các cơ quan này.
Hai là, công chức là bộ nhớ thể chế và là lực lượng vận hành thể chế. Người ta có thể ký hợp đồng thuê người sửa chữa vòi nước cho tòa Nhà Quốc hội chứ không thể ký hợp đồng thuê người vận hành quy trình, thủ tục của Quốc hội.
Ba là, nhà nước luôn luôn phải cạnh tranh với khu vực tư để thu hút người tài. Tuy nhiên, trả lương cao không phải là ưu thế của nhà nước. Với nhiều quy định chặt chẽ của pháp luật, đơn giản là nhà nước không thể cạnh tranh được với tư nhân trong việc trả lương. Chính vì vậy, biên chế là một ưu thế cần phải được tận dụng. Biên chế tạo ra sự ổn định nên có thể bù đắp lại bởi mức lương thấp hơn.
Công bằng mà nói sự nhũng nhiễu và kém hiệu năng của các công chức đang là vấn đề rất lớn của xã hội ta. Rất tiếc, bỏ hoàn toàn mọi loại "biên chế" không phải là phản ứng chính sách phù hợp ở đây. Cải cách thi tuyển, áp đặt kỷ luật và đạo đức công vụ có vẻ là những giải pháp hợp lý hơn".
(Tiến sĩ NGUYỄN SỸ DŨNG, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nhận định trên VNExpress ngày 28-5).
Bình luận (0)