Việc nạo vét luồng biển vào cảng Tiên Sa sẽ tạo ra 200.000 m3 vật chất và được tính toán nhận chìm trên vùng biển Đà Nẵng - Ảnh: LÊ PHI/Pháp Luật TP HCM
"Các quy định hiện hành nêu rõ rằng khi chọn khu vực biển nào đó để nhận chìm thì phải làm đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Nếu như kết quả ĐTM cho thấy không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh thì được phê duyệt. Sau đó, chủ đầu tư dự án làm báo cáo nhận chìm trình TP Đà Nẵng xem xét thông qua thì được nhận chìm.
TP đã đồng ý về mặt nguyên tắc. Vì biển mênh mông quá nên mình đồng ý cho cái vùng biển đó về mặt nguyên tắc thôi, chứ không phải đồng ý là cho đổ liền. Vùng biển mình chỉ cho Cục Hàng hải Việt Nam là vùng cách cảng Tiên Sa 4 hải lý, trên diện tích mặt nước 100 ha.
Mình chỉ cho họ (Cục Hàng hải Việt Nam - chủ đầu tư) khu vực biển đó để họ chạy mô hình, tính toán kỹ thuật, tính vị trí nào thuận lợi để đổ thải không ảnh hưởng tới môi trường. Mình nghĩ nếu là bùn trả lại bùn thì không ảnh hưởng bao nhiêu vì ở dưới biển chứ không ở trên bờ, nhưng phải làm ĐTM thấy được mới cho qua, còn không thì thôi. Bây giờ đang ở những bước thủ tục đầu tiên, tức là chủ đầu tư mời đơn vị tư vấn làm ĐTM. Khoảng vài ba tháng nữa họ mới làm xong ĐTM".
(Bà PHẠM THỊ CHÍN, Chi cục trưởng Chi cục Biển và hải đảo Đà Nẵng, cho biết trên Báo Pháp Luật TP HCM số ra ngày 8-4).
Bình luận (0)