Nhưng, những cảm xúc, thậm chí nhận định kinh tế đó sẽ làm sai lệch về sự phát triển quốc gia hiện đại, bao gồm kinh tế thị trường cạnh tranh, phát triển sáng tạo, năng lực quốc gia...
Thứ nhất Vinamilk, Sabeco, Habeco… không phải các công ty đầu ngành, có giá trị cốt lõi, có năng lực liên kết và lan tỏa cho sức mạnh kinh tế trong nền kinh tế hiện đại Việt Nam cần phải có và phát triển. Đó chỉ là những công ty tiêu dùng, với bia, thậm chí còn nên hạn chế tiêu dùng.
Không phủ nhận Sabeco làm tốt việc cạnh tranh, nhưng phải nói thêm, đó là cạnh tranh "độc quyền tương đối"... Lẽ ra, Việt Nam nên có nhiều công ty sản xuất loại rượu nhẹ kiểu Sake của Nhật Bản và Hàn Quốc. Vì rượu sử dụng gạo là ưu thế Việt Nam, không phải nhập lúa mạch và hoa houblon (hoa bia) mất ngoại tệ như sản xuất bia.
"Đưa tiễn" Sabeco không có gì hối tiếc, hãy cho thị trường tự do cạnh tranh giữa các loại bia, rượu, còn nhà nước thu thuế đầy đủ, thậm chí tăng thuế để hạn chế càng tốt. Đồng thời, tạo điều kiện cho các hãng rượu tư nhân Việt...
Tôi rất ngạc nhiên có những chuyên gia tâm huyết lo lắng khi nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm các công ty tiêu dùng nội địa - những công ty lãi khủng từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Thay vào đó, hãy lo lắng nếu bán một cảng biển, vì cảng biển là hạ tầng phục vụ chung cho nền kinh tế, rất cần nhà nước hỗ trợ; hãy lo lắng khi nhà đầu tư nước ngoài vào với công nghệ lạc hậu, nguy cơ ô nhiễm môi trường".
(TS ĐINH THẾ HIỂN (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng) nêu ý kiến trên Báo Tiền Phong về việc Tổng Công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thuộc về người Thái).
Bình luận (0)