xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm phim chiếu trên mạng

Minh Khuê

Khi truyền hình không còn là mảnh đất màu mỡ cho phim nhiều tập, các nhà làm phim tìm đến miền đất hứa khác là mạng trực tuyến

Nữ diễn viên Chi Pu vừa gây chú ý dư luận khi đầu tư tiền tỉ làm loạt phim ngắn “Tỉnh giấc tôi thấy mình trong ai” (đạo diễn: Mai Hoàng) để phát sóng online. Phim chính thức công chiếu trên YouTube, Facebook từ ngày 27-9. Chỉ mới phát sóng 2 tập nhưng loạt phim này đã nhận được nhiều ý kiến khen ngợi, góp ý từ cộng đồng mạng.

Hướng đi mới

Vài năm gần đây, thị trường phim chiếu trên mạng phát triển lên trình độ chuyên nghiệp hóa. Nhờ có nguồn kinh phí tài trợ, quảng cáo nên các công ty sản xuất phim chiếu mạng đầu tư nghiêm túc. Những phim nào vốn đầu tư thấp nhưng lượt xem cao vẫn đủ nguồn thu để các nhóm tiếp tục tái sản xuất. Nhờ thế, phim chiếu mạng vượt dần mục đích ban đầu là để học hỏi, tự giới thiệu với công chúng.


Cảnh trong “ Phim cấp 3” phần 3. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)

Cảnh trong “ Phim cấp 3” phần 3. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)

“Tỉnh giấc tôi thấy mình trong ai” của Chi Pu quy tụ được những người trẻ có tiếng như Quang Vinh, Công Dương, Vân Anh... tham gia. Chia sẻ trên các phương tiện truyền thông, Chi Pu cho biết cô bỏ ra 2/3 chi phí sản xuất loạt phim ngắn này, còn 1/3 huy động từ nhiều nguồn tài trợ khác.

Phim chiếu trên mạng thường thu hút hàng triệu lượt xem. Ngoài những tác phẩm của nhóm Damtv, BB&BG đánh mạnh vào yếu tố hài hước còn có sản phẩm từ Đồng Giao Production. Nhóm này được chú ý với loạt phim xoay quanh lứa tuổi học trò có tên “Phim cấp 3”.

“Ban đầu, chúng tôi tự bỏ chi phí làm phim nhưng dần dần, các nhãn hàng, doanh nghiệp ngỏ ý muốn tài trợ, quảng cáo. Chúng tôi mời họ và nhận hết tài trợ từ quần áo, giày dép cho đến quảng cáo...” - Xuân Mai, đại diện Đồng Giao Production, cho biết. Cô nhận định số tài trợ, quảng cáo cùng các nguồn thu khác từ Google... đủ bù chi phí sản xuất.

Những phim ngắn khác về đề tài hài hước đời thường với mức đầu tư thấp nhưng lượt người xem cao đủ sức thu hồi vốn và có lãi chút ít. Những nhóm nổi tiếng với dạng phim ngắn này là: “Thích Ăn Phở”,

“The Bad Rabbit Team”, “C.A.N”... Hiện nay, chỉ một số phim ngắn đầu tư kinh phí quá cao mới khó thu hồi vốn. Luk Vân, người sáng lập MoWo - công ty đã sản xuất gần 20 phim chiếu trên mạng đủ thể loại, nhận xét: “Quảng cáo hoặc tài trợ chỉ đỡ đần kinh phí chứ không thể gánh hết số tiền lớn đầu tư cho phim. MoWo làm phim chiếu YouTube nhưng kinh phí đầu tư thường cao”.

Theo nhiều người trong giới, dù phim chiếu mạng chưa có lãi lớn, tỉ lệ ăn chia với YouTube hay Facebook cũng chưa được cao so với các nước nhưng đây là thị trường tiềm năng. Số liệu thống kê được ông Tuấn Hà (Hà Tuấn Anh), Tổng Giám đốc Vinalink Media, dẫn lại tại cuộc họp báo “Diễn đàn tiếp thị trực tuyến 2016” ở Hà Nội vào tháng 8 vừa qua cho thấy tổng doanh số tiếp thị trực tuyến năm 2015 của Việt Nam đạt hơn 3 triệu USD.

Doanh số quảng cáo trực tuyến Việt Nam hiện đa phần “chảy” vào túi Facebook, Google. Trong đó, năm 2015, Facebook thu hơn 3.000 tỉ đồng (khoảng 150 triệu USD), Google 2.200 tỉ đồng (khoảng 100 triệu USD). Còn lại, các công ty quảng cáo của Việt Nam như Admicro, Adtima, Cốccốc, VNG... thu 1.900 tỉ đồng. Hãng nghiên cứu eMarketer nhận định rằng từ năm 2017, doanh thu quảng cáo trực tuyến sẽ vượt xa truyền hình.

Mở rộng thị phần

Nhiều cá nhân và công ty đã đầu tư chỉn chu, đa dạng vào thị trường phim chiếu mạng khiến sự cạnh tranh trong lãnh địa này tăng lên. Không chỉ cạnh tranh nhau, hiện các nhà làm phim chiếu mạng còn phải cạnh tranh với các kênh truyền hình, trang web nhập phim từ nước ngoài chiếu miễn phí hoặc thu phí rẻ trên mạng.

Bà Nguyễn Thị Tố Uyên, Giám đốc chương trình kênh truyền hình HTV2, khẳng định doanh thu từ YouTube là có nhưng chưa nhiều và hy vọng tương lai sẽ chuyển biến tích cực hơn. Hiện tại, mục đích hàng đầu của HTV2 khi phát sóng trên YouTube là để mở rộng thị trường, tiếp cận nhiều đối tượng khán giả.

Ngoài HTV2, Công ty BHD cũng ra mắt trang web dịch vụ xem phim theo yêu cầu có tên là Danet. Cộng đồng mạng có thể xem các phim nước ngoài và trong nước từng chiếu rạp sau khi đóng một ít phí. Ông Quang Phước, đại diện truyền thông Danet, cho biết ban đầu, trang này tận dụng nguồn phim đã ký kết hợp tác với các hãng phim lớn ở Mỹ, châu Á (Hàn Quốc...) và nguồn phim Việt do BHD sản xuất; hợp tác với các nhà sản xuất chiếu những phim Việt khác đã qua thời kỳ chiếu rạp.

Ông Lâm Chí Thiện, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn IMC (đơn vị chủ quản của kênh TodayTV), tiết lộ cũng bắt đầu nghiên cứu sâu về phim chiếu mạng, chuẩn bị sẵn sàng để khi công nghệ và thị phần phát triển sẽ tham gia.

Dù tự sản xuất hay nhập phim về chiếu, tất cả đều nhằm tận dụng lượng khán giả trẻ ngày càng tăng trên mạng. Họ đã chuẩn bị sẵn nền tảng để khi thị trường tăng trưởng tốt là khởi động. Hiện các nhà làm phim chiếu mạng Việt Nam chỉ mới đầu tư để phát trên YouTube chứ chưa lập trang web rồi sản xuất phim đều đặn, thu phí từng tập như trào lưu nở rộ ở các nước trong khu vực.

Không phải chịu kiểm duyệt

Đa phần các phim đăng YouTube chỉ chịu sự kiểm duyệt từ trang này như lâu nay. YouTube quy định về bản quyền ca khúc, cấm video clip khiêu dâm, đồi trụy... Tuy nhiên, chỉ những video clip hoặc phim ngắn nào bị cộng đồng mạng phát hiện, báo cáo vi phạm bản quyền, YouTube mới biết và xử lý. YouTube vẫn là thị trường tự do, nhà làm phim từ chuyên đến không chuyên thoải mái sản xuất, phát hành sản phẩm mà không phải chịu kiểm duyệt.

Đề cập những quy định về quản lý việc làm phim rồi chiếu trên YouTube hay Facebook, bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh, cho biết: “Tất cả theo Luật Điện ảnh và Nghị định 54 năm 2010 hướng dẫn thi hành luật này”.

Thực tế, sự kiểm duyệt chỉ áp dụng đối với phim điện ảnh chiếu rạp và phim phát sóng trên truyền hình, còn phim ngắn trên mạng không qua sự kiểm duyệt nào. Điều này dễ sinh ra tiêu cực khi nguồn thu quảng cáo tăng, nhiều người muốn tạo lượng xem cao sẽ chẳng ngại khai thác sex, gây sốc để thu hút chú ý. Đến nay, chỉ có dự án sit-com (phim hài tình huống) “Căn hộ 69” chiếu trên YouTube là bị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xử phạt hành chính sau những tranh cãi trái chiều trong cộng đồng mạng, được báo giới thông tin. Cơ quan quản lý chưa có quy định ngăn chặn thông qua kiểm duyệt từ trước mà chỉ xử lý khi có vấn đề nhạy cảm bị công luận chỉ trích.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo