Khoảng 300 người, gồm những sĩ quan cảnh sát đang làm nhiệm vụ, tề tựu trước tòa nhà nơi đặt văn phòng làm việc của Kim Foxx tại hạt Cook để biểu tình. Họ mang theo biểu ngữ yêu cầu công tố viên này từ chức.
Hội cảnh sát thân hữu Chicago đứng ra tổ chức buổi biểu tình, sắp xếp ba chiếc xe buýt để tập hợp lực lượng từ thành phố đưa về địa phương. Kevin Graham - đại diện hội, cho biết họ chỉ muốn công lý được thực thi tại hạt Cook.
Biểu tình kêu gọi Kim Foxx từ chức
Vụ án Jussie Smollett gây ồn ào nước Mỹ
Một nhóm khác biểu tình ủng hộ Kim Foxx, chống lại Hội Cảnh sát thân hữu của Chicago. Họ lên tiếng rằng quyết định của Kim Foxx là đúng.
Jussie Smollett ban đầu bị cáo buộc 16 tội danh với hành vi lừa dối cảnh sát, tự thuê người dàn cảnh hành hung mình rồi báo cảnh sát như thể bản thân là nạn nhân. Trong phiên tòa ngắn gần đây, anh thoát 16 tội danh và chỉ nộp phạt hành chính 10.000 USD cùng cam kết phục vụ cho lợi ích của thành phố Chicago.
Phía công tố cho rằng Jussie Smollett chưa có tiền sử vi phạm, không gây nguy hiểm cộng đồng. Anh ta đã bị truy tố ra tòa, bị nộp phạt, phục vụ cộng đồng... và đó là án phạt công bằng trong vụ việc này.
Mức án quá nhẹ này khiến thị trưởng thành phố Chicago Rahm Emanuel chỉ trích dữ dội. Ông nhấn mạnh Jussie Smollett là kẻ bịp bợm, sử dụng chiêu trò là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc để thu hút chú ý, tạo vẻ đáng thương trước mắt mọi người. Khi bị vạch trần, anh ta vẫn nhởn nhơ như thể không làm điều gì sai trái. Giám đốc cảnh sát Chicago Eddie Johnson nói mình không biết gì về kế hoạch của các công tố viên và cho rằng công lý chưa được thực thi.
Những ồn ào và tranh cãi dữ dội đến mức Tổng thống Donald Trump kêu gọi Cục Điều tra liên bang (FBI) và Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) điều tra lại vụ án Jussie Smollett. "FBI và DOJ cần xem xét lại vụ án kỳ quặc của Jussie Smollett ở Chicago. Đó là một sự xấu hổ cho quốc gia" - ông Donald Trump viết trên Twitter.
Tổng thống Mỹ kêu gọi Cục Điều tra liên bang (FBI) và Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) điều tra lại vụ án Jussie Smollett.
Bình luận (0)