Giới thiệu về loại hình múa rối nước
Những con số thành tích gắn liền với chương trình truyền hình "Hành trình rực rỡ" là bằng chứng thiết thực về thành công của chương trình. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận hơn ở chương trình truyền hình này chính là màu sắc đậm chất văn hóa riêng biệt, không chỉ mang lại những giây phút giải trí và tiếng cười cho khán giả.
21 tập phát sóng của chương trình là những cảnh đẹp, văn hóa, ẩm thực, con người khắp mọi miền Bắc - Trung - Nam. Từ đây truyền tải thông điệp tích cực đến người xem, khơi dậy tình yêu thiên nhiên, con người, những giá trị văn hóa nghệ thuật đậm đà bản sắc Việt.
Bên cạnh đó, những trải nghiệm mang tính kết nối giữa truyền thống và hiện đại cũng được chương trình truyền tải khéo léo thông qua mỗi chuyến đi, những góc nhìn mới mẻ, khác biệt thu hút khán giả mọi lứa tuổi, đặc biệt là khán giả trẻ.
Đến với vùng đất trù phú Quảng Ninh, "Hành trình rực rỡ" có dịp khám phá về nghệ thuật múa rối nước. Ghé thăm Nhà hát múa rối nước Hoa Sen Hạ Long, các thành viên đã được nghe những chia sẻ hết sức thú vị đến từ hai nghệ nhân hát đúm Vũ Văn Hùng và Phạm Thị Thanh Quyết về loại hình nghệ thuật này.
Tồn tại hơn 500 năm, hát đúm là là một loại hình dân ca với những làn điệu đối đáp do nhiều người tham gia, được thực hiện phổ biến trong những dịp hội, hè đầu xuân. Đây là một hình thức ca hát mang tính cộng đồng, cộng cảm, một nét hoạt văn hóa đặc trưng của cư dân ven biển Bắc bộ. Các thành viên cũng được trải nghiệm múa rối nước khi kết hợp với các nghệ nhân tại đây biểu diễn tiết mục "Vợ chồng chăn vịt đuổi cáo".
Mô phỏng trống trận Tây Sơn
Cũng trong chặng này, "Hành trình rực rỡ" có cơ hội giao lưu với các cô gái đến từ đội bóng đá nữ Bình Liêu. Trong trang phục truyền thống của dân tộc Sán Chỉ, các cô gái thi đấu vô cùng máu lửa, nhiệt huyết. Bóng đá Sán Chỉ bắt đầu được biết đến trên truyền thông từ năm 2016 và được huyện Bình Liêu đưa thành hoạt động trong các chương trình tuần văn hóa, thể thao du lịch từ năm 2018.
Khán giả khám phá Di sản văn hóa miền đất võ Bình Định; đám cưới miền Tây ở Bến Tre - Tiền Giang; ghé thăm Hoàng thành Thăng Long - nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử của dân tộc ở Hà Nội, đến với Rừng dừa Bảy Mẫu - một trong những khu du lịch sinh thái nổi tiếng của Hội An, khám phá vùng đất cao nguyên bạt ngàn, với không gian văn hóa cồng chiêng, rượu cần nồng say, sử thi huyền bí.
Làm bánh tráng
Các thành viên thưởng thức các loại nhạc cụ dân tộc tại nơi đây cũng như tìm hiểu về nghi thức Cầu Yàng của người dân địa phương ở Đà Lạt. Đến với Sóc Trăng - vùng đất hội tụ tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa đa dạng của rất nhiều dân tộc anh em.
Ở Lào Cai - Yên Bái, khán giả được dịp tìm hiểu về tiết mục múa với 6 điệu xòe cổ - nghệ thuật Xòe Thái - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cuộc gặp gỡ với Nghệ nhân ưu tú Lò Văn Biến và Nghệ nhân Hoàng Thị Văn cũng đã giúp khán giả phần nào hiểu rõ hơn về hành trình tiếp nối, lưu truyền, gìn giữ nghệ thuật Xòe Thái,..
Điêu khắc than đá
Lan tỏa nét đẹp văn hóa của dân tộc, "Hành trình rực rỡ" là một trong những chương trình lồng ghép khéo léo yếu tố văn hóa và giải trí để mang đến khán giả một chương trình vui vừa đủ nhưng đầy đủ ý nghĩa. Điều đó giúp cho "Hành trình rực rỡ" trở nên khác biệt.
"Hành trình rực rỡ" ở Lào Cai
"Hành trình rực rỡ" ở Yên Bái
Bình luận (0)