xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trái châu gần 100 tuổi được trả về Lăng Ông – Bà Chiểu, nghệ sĩ hát bội vui mừng

Thanh Hiệp

(NLĐO) – Đông đảo nghệ sĩ hát bội đã vui mừng khi Ban Quản lý Di tích lịch sử văn hóa Lăng Lê Văn Duyệt (hay còn gọi Lăng Ông - Bà Chiểu) vừa cho gắn lại trái châu gần 100 tuổi bị mất trộm.

Trái châu gần 100 tuổi được trả về Lăng Ông – Bà Chiểu, nghệ sĩ hát bội vui mừng - Ảnh 1.

NSND Đinh Bằng Phi giao lưu với danh hài Hoài Linh - Ảnh: Thanh Hiệp

NSƯT Ngọc Khanh cho biết Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt là một trong những nơi linh thiêng đặt lăng mộ của ông và phu nhân. Các nghệ sĩ hát bội đều mơ ước được hát tại nơi này trong ngày giỗ của ông.

Năm nay, TP HCM đã đặt lại tên đường Lê Văn Duyệt. Thông tin từ Ban Quản lý Di tích lịch sử văn hóa lăng Lê Văn Duyệt đã gắn lại trái châu, kịp ngày cúng khiến các nghệ sĩ rất xúc động.


Trái châu gần 100 tuổi được trả về Lăng Ông – Bà Chiểu, nghệ sĩ hát bội vui mừng - Ảnh 2.

NSƯT Ngọc Khanh và các nhạc công, nghệ sĩ của sân khấu "Vang vọng trống chầu" (ảnh Thanh Hiệp)

NSƯT Hữu Danh cho biết ngày 18-9, tức 2 tháng 8 âm lịch, trong đợt cúng giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt, Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TP HCM sẽ diễn phục vụ công chúng tại sân đình, nơi thờ phụng Đức Tả quân.

Theo NSND Đinh Bằng Phi, trái châu là sản phẩm gốm thuộc dòng gốm Cây Mai của Sài Gòn xưa. Theo nghiên cứu của ông trong những năm được gắn bó với các chương trình nghệ thuật tái hiện những trận đánh thắng quân Xiêm của Đức Tả quân thì trái châu làm bằng gốm, có niên đại từ năm 1922, lắp trên nóc nhà văn bia giữa đôi rồng trong kiến trúc "lưỡng long tranh châu".

Trái châu gần 100 tuổi được trả về Lăng Ông – Bà Chiểu, nghệ sĩ hát bội vui mừng - Ảnh 3.

NSƯT Hữu Danh

Nghệ sĩ lão thành Huỳnh Hữu Lập (84 tuổi) tâm sự: "Trái châu là biểu tượng của thần lực ngôi đình thời thần. Lăng của Đức ông gồm 3 phần chính: nhà bia, lăng mộ và miếu thờ. Qua nhiều năm tháng được gắn bó với nghề, biểu diễn tại lăng, tôi biết trong khuôn viên có những câu chuyện thú vị được các thế hệ nghệ sĩ hát bội gửi gắm vào không gian kiến trúc mang đậm văn hóa Nam Bộ. Ở đó, trái châu là tâm điểm được thể hiện qua từng nét hoa văn trạm trổ vô cùng độc đáo. Giá trị thiêng liêng như thế mà bị trộm thì các nhà quản lý cần có biện pháp bảo vệ chặt chẽ hơn".

Năm nay, lễ giỗ lần thứ 188 của Tổng trấn Gia Định thành - Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt được diễn ra trang trọng, thành kính.


Trái châu gần 100 tuổi được trả về Lăng Ông – Bà Chiểu, nghệ sĩ hát bội vui mừng - Ảnh 4.

Chương trình biểu diễn phục vụ sân khấu học đường của Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP HCM

Trái châu gần 100 tuổi được trả về Lăng Ông – Bà Chiểu, nghệ sĩ hát bội vui mừng - Ảnh 5.

Chương trình lễ giỗ của Tổng trấn Gia Định thành - Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt diễn ra trang trọng

Bà Lâm Thị Hoàng Oanh, Trưởng Ban Quản lý Di tích lịch sử văn hóa lăng Lê Văn Duyệt, cho biết chiều 2-9, phát hiện bị mất cắp trái châu gần 100 tuổi, Ban quản lý đã báo cho cơ quan công an.

Vị trí nhà văn bia ngay trước mộ Đức Tả quân, có camera giám sát. Ban quản lý đã trích xuất camera để tìm kiếm thông tin thủ phạm.


laptralai_ftwx

Các thợ thủ công đã gắn trái châu gần 100 tuổi trên nhà văn bia chiều 12-9 (ảnh do Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa lăng Lê Văn Duyệt cung cấp)

Ngay sau đó, Công an quận Bình Thạnh (TP HCM) bắt được đối tượng. Vào ngày 8-9, Ban quản lý di tích được cơ quan công an báo là đã lấy lại được hiện vật. Tới ngày 11-9, cơ quan công an bàn giao lại trái châu gần 100 tuổi cho lăng để ngày 12-9 gắn trở lại trên nhà văn bia.

hinh1_svtx

Trái châu đã được gắn lại vị trí cũ

Ngày 12-9, Công an quận Bình Thạnh cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam nghi can trộm cắp trái châu gần 100 tuổi xảy ra tại Lăng Ông - Bà Chiểu.

Đức Tả quân Lê Văn Duyệt là nhân vật lịch sử đặc biệt, một trong những vị khai quốc công thần nhà Nguyễn. Ông đóng vai trò quan trọng trong buổi đầu của chính quyền vương triều Nguyễn. Từ một thái giám, ông theo chúa Nguyễn Ánh tham gia xây dựng lực lượng ở Gia Định (1790-1802), rồi làm Tổng trấn thành Gia Định 2 lần.

Khi mất, ông được vua Minh Mạng truy phong hàm Thái Bảo. Lăng của ông được xây dựng theo biểu thức của ngôi mộ dành cho công thần bậc nhất lúc bấy giờ ở Nam Bộ và trở thành công trình kiến trúc nghệ thuật vô cùng giá trị, đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1988.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo