Suốt vở kịch, họ chờ đợi một người tên Godot. Nhưng từ đầu đến cuối, nhân vật Godot này không hề xuất hiện, 2 người họ chờ Godot làm gì, tác giả cũng không tiết lộ.
Họ chờ đợi trong vô vọng dù không trưng ra được bất kỳ hứa hẹn nào từ Godot. Vậy Godot tượng trưng cho điều gì? Godot có lẽ muôn đời vẫn là một ẩn số, mỗi khán/độc giả có thể tự điền vào cho mình. Chính điều này khiến "Trong khi chờ đợi Godot" mở ra những khả năng mới của kịch.
Bìa cuốn “Trong khi chờ đợi Godot”
Chính vì không có cốt truyện, mỗi độc giả tự cho mình một cách hiểu mà "Trong khi chờ đợi Godot" trong suốt hàng chục năm qua vẫn được dàn dựng và không ngừng thách thức người đọc, người xem. Samuel Beckett cho thấy cái phi lý trong việc chờ đợi của các nhân vật như một bản án, cũng giống như đời sống phi lý của cõi người. Một cõi người tuyệt vọng, chỉ còn biết trông cậy vào một thực thể bất định và hư vô.
Samuel Beckett (1906-1989), nhà văn Ireland đoạt giải Nobel Văn chương năm 1969. Thời kỳ đầu ông sáng tác bằng tiếng Anh nhưng kể từ sau tiểu thuyết "Watt", chuyển sang viết tiếng Pháp. Ông được coi là đại diện xuất sắc nhất của "kịch phi lý", "Trong khi chờ đợi Godot" (nguyên tác tiếng Pháp: "En atttendant Godot") là tác phẩm được biết đến nhiều nhất của ông.
Bình luận (0)