xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân

THANH HIỆP

Ba Nghệ nhân Ưu tú ở TP Hồ Chí Minh được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân đợt này đều chung tâm nguyện: Cống hiến nhiều hơn cho công việc chuyên môn

Đợt này có 71 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân (NNND) và 600 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT). Trong 71 nghệ nhân được xét tặng danh hiệu NNND lần này, Hà Nội có số lượng đông nhất: 11 nghệ nhân; Bắc Kạn, Bình Thuận, Đắk Lắk, Cần Thơ, Điện Biên... mỗi nơi có 1 hồ sơ được xét. Ba trường hợp đề nghị xét tặng NNND của TP Hồ Chí Minh là NNƯT Phạm Thị Tuyết (Thanh Tuyết), NNƯT Nguyễn Thanh Vân và NNƯT Nguyễn Thị Hồng Vanh (Hồng Oanh).

NNƯT THANH TUYẾT: Nguyện cả đời sống với đờn ca tài tử

Thanh Tuyết (sinh năm 1969) là nghệ nhân nổi bật trong làng đờn ca tài tử (ĐCTT) tại TP Hồ Chí Minh. Lớn lên trong gia đình có truyền thống ĐCTT tại Vĩnh Long, từ năm 14 tuổi, chị đã được các nghệ nhân giỏi như: Vũy Chỗ, Hai Ngưu, Tấn Nhì... dìu dắt. Sở hữu giọng ca ngọt ngào, dạt dào cảm xúc, chị đã đoạt nhiều giải thưởng, huy chương trong nhiều hội thi, liên hoan ĐCTT Nam Bộ cấp khu vực và toàn quốc. Năm 2015, chị được phong tặng danh hiệu NNƯT.

Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân - Ảnh 1.

"Tôi hết sức vui mừng và phấn khởi. Hơn 40 năm gắn bó với nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi may mắn nhận được sự động viên, ủng hộ của cha là nghệ sĩ Nhật Quang - cùng thời với các nghệ sĩ cải lương như: Phùng Há, Kim Chưởng, Bảy Cao, Minh Chí... và ông xã Lê Hữu Vũ. Nhờ vậy mà tôi từng bước trưởng thành trong nghề nghiệp.

Nếu lần này tôi vinh dự nhận được danh hiệu cao quý, tôi nguyện sẽ tiếp tục rèn luyện, tu dưỡng, đem hết sức lực, trí tuệ để góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng" - NNƯT Thanh Tuyết chia sẻ.

NNƯT NGUYỄN THANH VÂN: Gửi hồn Việt vào từng cánh diều

Ông là người có sức ảnh hưởng lớn đối với những ai yêu thích Bộ môn Diều nghệ thuật. Từ năm 6 tuổi, Nguyễn Thanh Vân (sinh năm 1959) tập tành làm diều, đến năm 10 tuổi đã tự làm con diều hoàn chỉnh trong sự thán phục của bạn bè.

Hiện ông là Chủ nhiệm CLB Diều Phượng Hoàng ở quận 8, TP Hồ Chí Minh; là người đầu tiên trong cả nước được phong tặng danh hiệu NNƯT (năm 2015) ở Bộ môn Diều nghệ thuật. Ông đã được ghi tên vào danh sách những kỷ lục gia Việt Nam năm 2006 với mẫu diều rồng độc đáo.

Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân - Ảnh 2.

Mỗi năm, vào dịp hè, CLB của ông cùng Trung tâm Văn hóa quận 8 kết hợp với các trường mở những lớp dạy làm diều, chơi diều để tạo sân chơi bổ ích cho các bạn trẻ.

Ngoài nghề làm diều, ông còn là một thợ điện. Đến khu Đồng Diều (quận 8), hỏi ông thợ điện mê diều thì người dân nào cũng biết. Ông chia sẻ rằng thả diều, chơi diều không chỉ là một trò chơi dân gian mà là một bộ môn thể thao mang tính nghệ thuật cao, có sức cuốn hút kỳ lạ.

Tính đến nay, ông đã chế tác trên 200 mẫu diều. Đặc biệt, mẫu diều mang hình lá cờ Tổ quốc của ông đã tạo ấn tượng đặc biệt với hàng vạn du khách lẫn khán giả truyền hình cả nước tại Liên hoan Những cánh bay Việt Nam trong khuôn khổ Festival Huế 2006. Tại Festival Biển Vũng Tàu năm đó, con diều mang hình rồng - dài 100 m, chiều ngang 1,7 m, đầu rồng dài hơn 1 m - đã được xác lập kỷ lục là diều lớn nhất Việt Nam.

Tại Festival Diều nghệ thuật quốc tế năm 2009 tổ chức tại Trung Quốc, con diều sáo sải cánh 4 m, dài 3 m đã mang về cho ông giải bạc. Tại Festival Diều nghệ thuật quốc tế năm 2010, tổ chức tại Ấn Độ với sự góp mặt của 47 quốc gia, con diều hình chim phượng hoàng (sải cánh 6 m, dài 12 m) của ông đã đoạt giải nhất. Ông cũng đã góp vào Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội con diều liên hoàn, được kết nối từ 320 con diều rô 7 sắc cầu vồng, có tên gọi "Việt Nam bay cao".

NNƯT HỒNG OANH: Tiếp tục truyền nghề cho lớp trẻ

Bà sinh ra ở Hà Tĩnh nhưng lại nổi danh tại TP Hồ Chí Minh, khán giả yêu làn điệu ví, giặm đều biết đến Hồng Oanh (tên thật Nguyễn Thị Hồng Vanh; sinh quán: xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Từ nhỏ, bà đam mê những làn điệu dân ca, sau này vào TP Hồ Chí Minh, bà tiếp tục lan tỏa tình yêu mãnh liệt đó và truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò.

Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân - Ảnh 3.

Bà từng ngâm toàn bộ Truyện Kiều và thực hiện thành 12 CD. Bà đồng biên soạn và đầu tư cho tập thơ "Đường về xứ Nghệ". Bà cũng thành lập CLB Dân ca ví, giặm phía Nam để lưu giữ giá trị truyền thống của quê hương.

Bà còn là tác giả của 3 tập thơ, do NXB Văn học xuất bản: "Trăng xuân", "Sóng hát", "Đất ngời". Từ khi gắn bó với CLB Nguyễn Du, bà đã tổ chức rất nhiều chương trình ca múa nhạc dân tộc thành công tại TP Hồ Chí Minh.

Với những cống hiến từ nỗ lực giữ gìn làn điệu dân ca, bà được phong tặng danh hiệu NNƯT năm 2015. Bà tâm sự: "Tôi vẫn tiếp tục cống hiến và ươm mầm, để những làn điệu dân ca quê hương luôn là niềm tự hào của những ai yêu quý cội nguồn văn hóa. Trọng trách của tôi là góp phần truyền nghề cho thế hệ trẻ hôm nay".

“Tôi đang thực hiện các mẫu diều phóng tác từ hình dáng những mô hình gắn với bản sắc văn hóa dân tộc và đặc trưng của những vùng miền như: Lăng Bác Hồ, chợ Bến Thành, bến cảng Nhà Rồng, chùa Một Cột, tháp Rùa, cột cờ Hà Nội... Tôi vẫn thả hồn mình theo từng cánh diều của quê hương, để lan tỏa niềm tự hào của dân tộc đến từng trái tim người Việt” - ông Nguyễn Thanh Vân tâm sự.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo