xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việc giữ 2% kinh phí Công đoàn là rất cần thiết

Bài và ảnh: Văn Duẩn

(NLĐO) - Nhiều chuyên gia đồng tình, nhất trí cao với việc giữ 2% kinh phí Công đoàn trong dự án Luật Công đoàn (sửa đổi)

Việc giữ 2% kinh phí Công đoàn là rất cần thiết- Ảnh 1.

Bà Hoàng Thị Khánh, nguyên phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhất trí cao với việc giữ 2% kinh phí Công đoàn

Tại Hội nghị tham vấn ý kiến các nguyên lãnh đạo Tổng LĐLĐ về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) diễn ra chiều 8-10, hầu hết các ý kiến đều đồng tình, nhất trí cao với việc giữ 2% kinh phí Công đoàn là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay…

Các đại biểu đều cho rằng dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) lần này đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đã cụ thể hóa về quyền đại diện của Công đoàn được Hiến pháp quy định, trong đó có quyền giám sát, phản biện của Công đoàn. Do đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần tiếp tục kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền ủng hộ các quy định trong dự thảo Luật.

Đặc biệt, các đại biểu nhất trí cao với việc giữ 2% kinh phí Công đoàn. Các ý kiến cho rằng việc giữ 2% kinh phí Công đoàn là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng yêu cầu, mong muốn của người lao động.

Về tài chính công đoàn cần đảm bảo công đoàn được chủ động, giảm bớt các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo việc giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng...

Nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình, đánh giá cao với quy định tại Khoản 4 Điều 26 đảm bảo về tổ chức bộ máy, cán bộ công đoàn của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Việc giữ 2% kinh phí Công đoàn là rất cần thiết- Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Thu Hồng, nguyên phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, phát biểu

Khoản 4, điều 26 Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) quy định: Tổng Liên đoàn quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động trong các cơ quan chuyên trách của công đoàn và công đoàn cơ sở theo từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, số lượng đoàn viên công đoàn, người lao động và khả năng tài chính của công đoàn.

Đây là quy định là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi số lượng đoàn viên liên tục tăng, công đoàn cơ sở liên tục phát triển.

"Tôi cho rằng nếu được thông qua, điều khoản này sẽ tạo nhiều thuận lợi hơn nữa cho cán bộ công đoàn cơ sở hoạt động"- bà Nguyễn Thị Thu Hồng, nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - trân trọng cảm ơn những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) và khẳng định cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu, hoàn thiện dự thảo để trình Quốc hội.

Việc giữ 2% kinh phí Công đoàn là rất cần thiết- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, phát biểu

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng khẳng định Luật Công đoàn (sửa đổi) được xác định là đạo luật khó, vừa bảo đảm để Công đoàn thực hiện tốt vai trò là tổ chức chính trị - xã hội, vừa làm tốt vai trò là tổ chức đại diện, bảo vệ người lao động.

Tổng LĐLĐ Việt Nam xác định việc sửa đổi Luật Công đoàn lần này phải đảm bảo cho Công đoàn Việt Nam, tổ chức rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, ngày càng lớn mạnh, hoạt động hiệu quả, thu hút được đông đảo người lao động tham gia.

Theo ông Nguyễn Đình Khang, việc sửa Luật Công đoàn cần kế thừa những nội dung đã khẳng định được tính hợp lý, ổn định, hiệu quả trong quá trình thực hiện. Việc sửa đổi phải phù hợp với thể chế chính trị, phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo