icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gần 84% kinh phí Công đoàn chi chăm lo trực tiếp cho người lao động tại cơ sở

Văn Duẩn - Huy Thanh

(NLĐO) - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh kinh phí Công đoàn thu được đã dùng chi chăm lo trực tiếp cho người lao động tại cơ sở lên tới 84%, số còn lại là chi cho 3 cấp Công đoàn còn lại

Gần 84% kinh phí Công đoàn chi chăm lo trực tiếp cho người lao động tại cơ sở- Ảnh 1.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại thảo luận tổ - Ảnh: Quang Khánh

Ngày 8-6, tham gia phát biểu ý kiến tại tổ và làm rõ một số nội dung đại biểu quan tâm về Luật Công đoàn (sửa đổi), trong đó có quy định về kinh phí Công đoàn.

Đại biểu Nguyễn Đình Khang (đoàn Ninh Thuận), Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết kinh phí CĐ được để lại dưới CĐCS 75% để chăm lo trực tiếp cho công đoàn viên, NLĐ; 25% còn lại được phân phối cho 3 cấp CĐ, gồm cấp trên trực tiếp của công đoàn cơ sở (CĐCS), cấp tỉnh và cấp trung ương.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đình Khang, thực chất số kinh phí phân phối cho cấp trên trực tiếp của CĐCS cũng quay trở lại chăm lo cho CĐ viên và NLĐ bởi một số CĐCS được phân phối 75% không đủ chi cho các hoạt động, thì CĐ cấp trên trực tiếp sẽ điều tiết, cấp bổ sung lại.

Cho nên, qua tính toán thực tế, vị ĐB là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định kinh phí chi trực tiếp cho NLĐ lên tới khoảng gần 84%, số còn lại là chi tiêu cho 3 cấp CĐ còn lại. Điều này có nghĩa, cơ bản kinh phí CĐ là để chăm lo trực tiếp cho NLĐ.

"Còn tỉ lệ phân phối 75% - 25% là mức lâu nay đang thực hiện ổn định, hiệu quả và qua tham khảo kinh nghiệm một số nước cho thấy họ cũng phân phối tỉ lệ khoảng cỡ từ 73 - 75%" - ông Nguyễn Đình Khang nói.

Vẫn theo Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cơ quan này cũng có "một chút tích lũy" nguồn kinh phí CĐ thu từ năm 1957 - khi Luật Công đoàn đầu tiên ra đời đến nay. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề xuất cơ quan có thẩm quyền cho phép CĐ được tham gia xây nhà ở xã hội cho công nhân, NLĐ thuê.

Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, đây cũng là một trong những nhiệm vụ chăm lo cho đoàn viên và người lao động "Luật Nhà ở sửa đổi đã quy định việc này và tới đây Chính phủ sẽ có nghị định hướng dẫn trình tự, đối tượng đối với nhà ở xã hội do Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia thực hiện.

Đề xuất phương án giao biên chế 5.899 cán bộ công đoàn chuyên trách

Ông Nguyễn Đình Khang cho biết Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội nên vấn đề biên chế Công đoàn được thực hiện theo các quy định hiện hành của Đảng về công tác biên chế.

Trước năm 2004, cán bộ công đoàn được Tổng LĐLĐ Việt Nam xác định và phân bổ cho các địa phương.

Từ năm 2004 đến nay, theo các quy định của Đảng, biên chế công đoàn ở các địa phương do Ban Thường vụ cấp ủy địa phương quản lý.

Năm 2005 là năm cuối cùng Ban Tổ chức Trung ương thông báo chỉ tiêu biên chế. Do việc bàn giao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ban Thường vụ các tỉnh, thành phố lúc đó có nhiều bất cập nên hiện nay, biên chế của tổ chức công đoàn ở các địa phương xuất hiện rất nhiều bất cập.

Theo thống kê, có 12 tỉnh, thành phố Công đoàn không được cấp ủy các tỉnh giao biên chế; 40 tỉnh, thành phố lại giao biên chế cán bộ Công đoàn không tương xứng, không đủ khối lượng để làm việc. Sau khi báo cáo với Ban Tổ chức Trung ương và Ban Chỉ đạo biên chế Trung ương, Bộ Chính trị đã ra Kết luận 40 giao Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp Ban Tổ chức Trung ương báo cáo, đề xuất.

Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, sau khi tính toán, rà soát lại, đề xuất giao biên chế theo phương án của Tổng LĐLĐ Việt Nam là 5.899 cán bộ công đoàn chuyên trách trong toàn hệ thống. Hiện số người được cấp ủy các địa phương tạm giao là khoảng 5.200.

"Mức đề xuất 5.899 cán bộ công đoàn chuyên trách trên chỉ bằng 1/3 biên chế của các tổ chức chính trị - xã hội khác" - ông Nguyễn Đình Khang nói.

Trích quy định trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi): "Cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thống nhất với Tổng LĐLĐ Việt Nam", ông Nguyễn Đình Khang cho biết điều này không trái với quy định về quản lý biên chế hiện nay.

"Tại các địa phương có quan hệ lao động không phức tạp, ít doanh nghiệp thì số lượng cán bộ công đoàn chỉ cần có mức độ; nhưng ở những huyện, địa phương, ngành tập trung khu công nghiệp, đông công nhân thì đòi hỏi phải tăng số lượng cán bộ công đoàn thì mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ" - ông Nguyễn Đình Khang cho biết.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng đề xuất cho phép Tổng LĐLĐ Việt Nam quyết định số lượng cán bộ Công đoàn chuyên trách làm theo hợp đồng ở các CĐCS. Hiện nay, chủ tịch CĐCS cơ bản là kiêm nhiệm và do doanh nghiệp trả lương, nên để hoàn thành thật tốt nhiệm vụ công đoàn thì cũng rất là khó.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo