xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những tiếng còi xe đoạt mạng

ÁNH NGUYỆT

(NLĐO)- Hình ảnh người mẹ ôm đứa con gái 2 tuổi ngồi khóc thảm thiết trên đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức, TPHCM) trong tai nạn đau lòng mới đây lại dấy lên làn sóng phẫn nộ đối với những tiếng còi đoạt mạng.

Ngoài việc phóng xe bạt mạng, xe tải, xe container – được mệnh danh là hung thần xa lộ - còn ám ảnh người đi đường bằng những tiếng còi hơi đinh tai nhức óc. Không hiếm người giật mình thon thót, tay lái loạng choạng chỉ chực đâm bổ vào lề đường khi bị tài xế xe tải “tặng” một tràng còi như sấm động.
 
“Sát thủ” còi hơi
 
Hai ngày sau vụ tai nạn thương tâm trên đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức khiến bé Đinh Phương Vy, 2 tuổi, tử vong tại chỗ, những người chứng kiến lẫn độc giả vẫn chưa hết ám ảnh.
 
Kể với báo Người Lao Động, nhiều người mẹ trẻ có con nhỏ trạc tuổi bé Vy đã bật khóc khi đọc tin và mất ngủ cả đêm vì không thể quên được hình ảnh chị Lê Thị Loan đau đớn ôm chặt xác con gào khóc như điên dại.
 
Theo các nhân chứng, có thể do tiếng còi hơi quá lớn đã làm chị Loan giật mình thắng gấp khiến bé Vy rơi khỏi xe và bị xe bồn phía sau trờ lên cán chết. Trước đó, cũng đã có nhiều người hoảng hốt vì tiếng còi quá lớn, ngã xuống đường và thiệt mạng.
 
img
Thảm cảnh của mẹ con chị Loan khiến người đi đường rơi nước mắt (Ảnh: NLĐO)
 
Những ai từng chạy xe trên quốc lộ đều ít nhất một lần giật mình hoảng vía vì tiếng còi hơi. Chị Vân Lam, nhà ở quận 9, kể khổ: “Nhà tôi ở quận 9, mỗi ngày đều phải đi Xa lộ Hà Nội. Nhiều lúc tôi giật mình muốn đứng tim vì tiếng còi xe quá lớn, không còn chủ động được tay lái”.
 
Còn tại quận Thủ Đức, các con đường Đặng Văn Bi, Kha Vạn Cân luôn là “điểm đen” xảy ra nạn bấm còi inh ỏi, giành đường chạy ẩu của xe tải, xe buýt, container.
 
“Đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) còn khủng khiếp hơn. Toàn xe đầu kéo bấm còi một cái là muốn thả tay lái luôn. Gặp xe đầu kéo, xe ben, xe tải nặng, một là chạy lẹ, hai là thắng lại chờ đoàn xe đi qua để né tiếng còi”, một bạn đọc ám ảnh.

img

img
Còi hơi của các xe tải, xe container luôn là nỗi ám ảnh khi đi trên Xa lộ Hà Nội (Ảnh: NLĐO)
 
Quy định có nhưng xử phạt khó (!?)
 
Theo quy định của Cục Đăng kiểm, còi sử dụng trong nội thị chỉ được dao động từ 90 - 115 decibel. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của đơn vị này, nhiều lái xe lắp còi hơi “khủng” với cường độ lên tới gần 300 decibel.
 
Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban An toàn giao thông TPHCM, bức xúc: “Nhiều tài xế sử dụng còi hơi rồi bóp còi inh ỏi, rất nguy hiểm đối với người đi đường, đàn ông còn hoảng hồn huống chi là phụ nữ tay lái yếu”.
 
Ông Tường cho biết Ban An toàn giao thông TPHCM đã nhiều lần kiến nghị tập trung xử phạt các tài xế sử dụng còi xe có âm lượng lớn hơn qui định hoặc thay còi điện bằng còi hơi.  
 
img
 
img
Hầu hết các còi hơi đều do lái xe tự gắn thêm và có cường độ từ 130 - 250 decibel, có khi lên tới gần 300 decibel (Ảnh: giadinh.net.vn, Tuổi Trẻ Online)
 

Nghị định 34/2010/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định xử phạt tăng nặng hành vi bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư… lên mức 300.000 – 500.000 đồng.

Tuy nhiên, việc xử phạt xem ra không dễ. Ông Ngô Ngọc Sơn, Phó Phòng Kiểm định xe cơ giới - Cục Đăng kiểm Việt Nam, giải thích: “Các xe được chế tạo hiện nay sử dụng còi điện, âm lượng thông thường ở mức 90-115 decibel. Âm lượng của còi hơi chắc chắn lớn hơn còi điện rất nhiều. Tất cả còi hơi đều do tài xế tự gắn vào, khi đến đăng kiểm thì họ tháo còi hơi ra nên hầu như không bắt được tận tay”.
 
Thượng tá Võ Văn Vân, Phó phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - Công an TPHCM, khẳng định trong tháng cao điểm tập trung xử phạt vi phạm giao thông theo nghị định 34, đã có nhiều trường hợp sử dụng còi xe không đúng quy chuẩn.
 
Tuy nhiên, hiện tại, lực lượng cảnh sát giao thông đánh giá âm lượng còi xe có vượt chuẩn hay không bằng… lỗ tai là chính chứ không có thiết bị đo âm lượng. Vả lại, sau khi bị phạt, tài xế lại… len lén gắn một cái còi hơi khác vào và ung dung bấm tiếp.
 
“Ý thức của các tài xế là vô cùng quan trọng. Họ không nên vui đùa với nỗi sợ của người đi đường bằng những tiếng còi inh ỏi, tránh gây nên những tai nạn thương tâm cho người khác”, ông Đậu An Phúc, Trưởng phòng Quản lý Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ - Sở GTVT TPHCM, nhận định.
 
Ông Phúc cũng đề nghị các doanh nghiệp vận tải phải kiểm tra xe của mình và dùng đúng loại còi của nhà sản xuất, đồng thời có biện pháp kiểm soát và chế tài đối với việc tài xế tự ý đổi còi xe.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo