xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xử nghiêm vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

Nguyễn Đước

Đã đến lúc vấn đề vệ sinh ATTP cần phải được kiểm tra và giám sát một cách chặt chẽ và có hiệu quả hơn

Trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP) mới đây, theo báo cáo cũng như thống kê của cơ quan chức năng, trong năm 2023 toàn quốc ghi nhận xảy ra 125 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 2.100 người ngộ độc và 28 trường hợp tử vong.

So với năm 2022, cả về số vụ, số người bị ngộ độc, số người tử vong do bị ngộ độc đều tăng cao.

Thế nhưng, đây chỉ mới là con số ghi nhận được của các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn, liên ngành. Thực tế số vụ, số người bị ngộ độc thực phẩm có thể nhiều hơn so với con số báo cáo.

Thời gian qua, vấn đề vệ sinh ATTP đã được kiểm tra, giám sát chặt chẽ bằng nhiều biện pháp; ý thức và sự tuân thủ quy định pháp luật có liên quan về vệ sinh ATTP của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp chuyên kinh doanh, mua bán thực phẩm cũng được nâng cao hơn.

 Dù vậy, tình trạng vi phạm ATTP vẫn diễn ra hết sức phức tạp, tràn lan. Trong đó có không ít các vụ vi phạm do hành vi cố ý, hám lợi, coi thường sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Đáng lo hơn nữa là các hành vi vi phạm diễn ra lén lút, được che đậy tinh vi, có tổ chức một cách chuyên nghiệp, chặt chẽ, gây khó khăn cho cơ quan, lực lượng chức năng trong kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời.

Hành vi vi phạm về ATTP, kinh doanh, mua bán thực phẩm bẩn, đưa thực phẩm bẩn vào trong lưu thông, tiêu dùng không chỉ gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng mà về lâu dài, người tiêu dùng có thể mang trong người các căn bệnh nguy hiểm.

Đã đến lúc vấn đề vệ sinh ATTP cần phải được kiểm tra và giám sát một cách chặt chẽ và có hiệu quả hơn. Để làm được điều này, các cơ quan chức năng chuyên môn, liên ngành về ATTP cần phải đổi mới mô hình, phương thức hoạt động để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. 

Nhà nước cũng cần mạnh dạn trao cho những cơ quan chuyên môn này thêm một số công cụ, quyền hạn để có thể mạnh tay hơn trong việc xử lý vi phạm. Chẳng hạn như được quyền xử phạt hành chính và xử phạt ở mức kịch khung; được quyền kiến nghị điều tra, khởi tố đối với các vụ vi phạm có dấu hiệu nghiêm trọng, có dấu hiệu tội phạm...

Tại TP HCM, Sở An toàn vệ sinh thực phẩm đã chính thức đi vào hoạt động, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của một thành phố có dân số lớn nhất nước và vấn đề về vệ sinh ATTP luôn phức tạp. 

Sự ra đời của sở này đã góp phần nâng cao công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, tiến đến quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm vệ sinh ATTP. Nên chăng, tại các thành phố, đô thị lớn khác như TP Hà Nội, Đà Nẵng… cũng cần sớm nghiên cứu để có thể thành lập Sở An toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cũng như có thể mạnh tay xử lý các vi phạm về ATTP để bảo vệ sức khỏe người dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo