xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sức khỏe người dân là sức khỏe nền kinh tế

Trần Minh Thi - Trần Hữu Khoa

Cần bảo đảm mọi cư dân của thành phố quyền được tiếp cận lương thực - thực phẩm vệ sinh, an toàn, mỗi bữa ăn đều là bữa ăn lành mạnh

Chúng ta thường đánh giá nền kinh tế đô thị thông qua các con số và tỉ lệ tăng trưởng. Tuy nhiên, số liệu không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác chất lượng cuộc sống. Chạy theo số liệu và tin vào những chỉ số đôi khi khiến chúng ta quên mất chủ thể quyết định sự phát triển kinh tế chính là con người. Sức khỏe của họ chính là sức khỏe của nền kinh tế.

Bảo đảm mỗi bữa ăn đều lành mạnh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, người ta bắt đầu bàn nhiều hơn về cạnh tranh đô thị. Chính quyền các đô thị chạy đua với nhau để giữ vị thế dẫn đầu. Mỗi đô thị có một thế mạnh riêng và sự cạnh tranh này thể hiện qua nhiều khía cạnh, có thể là về văn hóa, du lịch, chính sách đầu tư, hạ tầng logistics hoặc cũng có thể là giáo dục, nghiên cứu khoa học. Dù là gì thì vẫn có một yếu tố căn bản giúp đánh giá năng lực cạnh tranh giữa các đô thị, đó là chất lượng môi trường sống. Chính yếu tố này sẽ quyết định đô thị đó có đáng sống hay không, từ đó thu hút nhân tài, tạo tiền đề thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư, phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, văn hóa. Đô thị TP HCM cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Để giữ vững đầu tàu kinh tế cả nước và trở thành một đô thị có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực, trước tiên TP HCM phải là đô thị đáng sống.

Đô thị đáng sống nào cũng là đô thị vị nhân sinh, nơi các giá trị và nhu cầu cơ bản của cư dân được đặt lên hàng đầu. Đối chiếu với tháp nhu cầu Maslow, dễ dàng nhận thấy những nhu cầu cơ bản ở đây chính là thể lý và an toàn. Khoan hãy nói đến những điều vĩ mô, trước tiên cần bảo đảm mọi cư dân của thành phố quyền được tiếp cận lương thực - thực phẩm vệ sinh, an toàn, mỗi bữa ăn đều là bữa ăn lành mạnh.

Nhu cầu tưởng chừng cơ bản đó lại là một thách thức không nhỏ tại một đô thị lớn như TP HCM. Chưa khi nào phương tiện truyền thông nói nhiều đến từ "sạch" như hiện nay bởi thực phẩm bẩn tràn lan, buôn bán thức ăn - thức uống muôn kiểu mà lại thiếu kiểm soát. Hậu quả dễ thấy là bệnh tật, mất sức lao động, tiêu tốn tiền bạc chữa trị, và rõ ràng đó là một gánh nặng lên nền kinh tế.

Sức khỏe người dân là sức khỏe nền kinh tế - Ảnh 1.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung giúp Ban Quản lý An toàn thực phẩm các địa phương dễ dàng trao đổi, ra quyết định kịp thời, đưa ra những phân tích, dự đoán dựa trên phân tích số liệu tự động. Cơ sở dữ liệu được minh bạch để mọi công dân có quyền truy cập, chia sẻ

Sức khỏe người dân là sức khỏe nền kinh tế - Ảnh 2.

Dự án Street Food Pocket được thiết kế bởi Cloud-Floor với hình thức các quầy hàng rong được tổ chức tập trung. Loại hình này còn cho phép các cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nguồn: WWW.CLOUD-FLOOR.COM/STREETFOODPOCKET

3 nhóm mục tiêu/ giải pháp

Đứng trước thực trạng đó, trước tiên cần bảo đảm chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm an toàn. Nâng cấp quyền hạn và phạm vi hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành một cơ quan cấp sở. Ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng cơ sở dữ liệu thời gian thực và có khả năng liên kết ban quản lý của tất cả các địa phương vào một hệ quản lý chung mang tính tương tác cao.

Cho phép hình thành những tổ chức độc lập nhằm giám sát hoạt động của chuỗi cung ứng lương thực - thực phẩm từ khâu sản xuất đến lúc tiêu thụ. Lập "vùng an toàn" xung quanh trường học - bệnh viện - công trình đầu mối giao thông. Tất cả hàng quán trong bán kính 300 m phải có chứng nhận, cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm và được kiểm tra đột xuất hằng tháng. Khuyến khích và nhân rộng mô hình "chợ phiên xanh cho công nhân" tổ chức định kỳ tại các khu công nghiệp và khu nhà trọ.

Mục tiêu thứ hai phổ cập kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tổ chức lớp học và cấp chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm. Chương trình sẽ miễn phí 2 năm đầu nhằm khuyến khích nhiều nhất có thể người dân trên địa bàn thành phố tham gia.

Hình thành chứng nhận 3 lá xanh với 3 cấp độ bạc - vàng - bạch kim. Hàng quán có chứng nhận sẽ được khen thưởng, nhận ưu đãi về thuế và được quảng bá miễn phí trên các phương tiện truyền thông. Thực phẩm bẩn sẽ không còn đường len lỏi lưu thông trên thị trường nếu người buôn bán có ý thức trách nhiệm, còn người tiêu dùng thì thông minh, hiểu biết.

Cuối cùng, phát triển du lịch dựa trên thế mạnh về sự đa dạng của nền ẩm thực Việt Nam, phát huy thương hiệu "thành phố vỉa hè". Cần nhìn nhận mặt tích cực của những gánh hàng rong trong việc tạo nên một nền kinh tế vỉa hè sôi động. Đó là bản sắc riêng của TP HCM và là yếu tố thu hút khách du lịch. Điều quan trọng là cần có một quy hoạch bài bản dành riêng cho không gian vỉa hè, trong đó sẽ quy định nơi nào được phép bán hàng, loại hình buôn bán, những chỉ dẫn về hình thức cũng như những quy định chặt chẽ về an toàn vệ sinh cần tuân thủ.

Thực hiện cả 3 mục tiêu trên cho phép hình dung về đô thị TP HCM với những cư dân khỏe mạnh, vui vẻ bên bữa ăn hằng ngày. Đó là điều cốt yếu, những thứ khác tự nó sẽ đến. 

Chỉ khi nhu cầu cơ bản được đáp ứng đầy đủ thì mới có cơ sở nói đến những nhu cầu bậc cao hơn.
Sức khỏe người dân là sức khỏe nền kinh tế - Ảnh 4.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo