xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Can trường nơi đầu sóng ngọn gió

NGỌC LÝ

Mỗi cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa và nhà giàn DK1 đều khát khao cống hiến vô điều kiện, trong tim họ luôn mang nặng tình yêu biển đảo của Tổ quốc

Trong chuyến thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 từ ngày 11 đến 19-5, chúng tôi có dịp gặp gỡ nhiều cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại đây. Đọng lại trong chuyến đi của chúng tôi là lý tưởng sống cao đẹp của cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm canh gác biển đảo của Tổ quốc.

Mệnh lệnh từ trái tim

Tháng 2-2021, chàng trai Lê Tôn Trang (SN 2003, quê Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đặt chân đến đảo Thuyền Chài B, thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa để thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Chưa từng hình dung hòn đảo mình sẽ gắn bó, chưa được nhìn thấy sự khắc nghiệt của thời tiết nơi biển đảo xa xôi nhưng trong suy nghĩ của Trang, được ra nơi này làm nhiệm vụ là niềm tự hào, khó khăn đến mấy cũng phải vượt qua. "Thời tiết ở đây rất khắc nghiệt nhưng ở lâu rồi, chúng tôi cũng quen và biết cách chống chọi. Lúc đầu cũng nhớ nhà lắm nhưng nỗi nhớ ấy cũng chóng vơi đi, vì các chiến sĩ thường gọi điện thoại về hỏi thăm gia đình. Hơn nữa, khi làm nhiệm vụ ở đây, các chiến sĩ đều đùm bọc, yêu thương nhau như anh em một nhà" - Trang bộc bạch.

Can trường nơi đầu sóng ngọn gió - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng thăm hỏi, động viên các cán bộ, chiến sĩ tại đảo Thuyền Chài B Ảnh: NGỌC LÝ

Trong suốt những tháng ngày thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biển đảo ở Trường Sa, điều khiến Trang băn khoăn nhất chính là sức khỏe của bà nội. Bà Nguyễn Thị Lệ, năm nay đã 65 tuổi, là người thân thiết nhất với Trang từ khi anh còn nhỏ. Năm 5 tuổi, Trang mất mẹ, cha bỏ đi tìm cuộc sống mới. Dưới Trang còn một người em trai, năm nay đang học lớp 12. Gia đình Trang ở quê khó khăn, là hộ cận nghèo. Hai anh em từ nhỏ đã lớn lên bằng tình thương của bà nội.

"Bà nội tôi đã lớn tuổi, không còn minh mẫn như trước. Nhiều khi gọi điện về, nghe tin nội đau ốm thì cũng lo lắm. Nội thương hai anh em lắm, lo cho hai anh em từ nhỏ. Bây giờ đã lớn, tôi phải cố gắng để bù đắp cho nội" - Trang thổ lộ.

Trang bày tỏ mong muốn nếu có cơ hội tiếp tục ở lại gắn bó với biển đảo, anh sẽ nhờ người chú ruột ở cạnh nhà chăm lo cho bà nội, để bản thân có thể yên tâm thực hiện nhiệm vụ nơi đảo xa.

Điều gì giúp Trang có được sự lạc quan, mạnh mẽ, luôn hướng về phía trước như vậy? Trang trải lòng: "Từ lúc ý thức được chuyện mẹ mất đến nay, tôi không khóc nữa. Tôi tự dặn lòng không được rơi nước mắt, phải tự đứng lên. Có lẽ ở nơi đầu sóng, ở vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi phải can trường, mạnh mẽ như thế".

Khi được hỏi nguyện vọng sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, không chút đắn đo, Trang dõng dạc: "Quá trình rèn luyện ở đây giúp tôi trưởng thành lên rất nhiều. Tôi muốn gắn bó lâu dài với biển đảo. Chỉ đơn giản vì đó là điều xuất phát từ trái tim mình".

Biển cả là nhà

Đến thăm đảo Núi Le B, thuộc quần đảo Trường Sa, chúng tôi bắt gặp khuôn mặt hiền lành, nụ cười chân chất, lạc quan của Nguyễn Thiên Vũ, một chiến sĩ 20 tuổi đến từ TP HCM. Chỉ mới 10 tháng gắn bó, thực hiện nhiệm vụ tại đảo Núi Le B nhưng từ ánh mắt đến lời nói của Vũ luôn toát lên niềm tự hào, khát khao được cống hiến.

"Trên vai của chúng tôi luôn có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Khi ra đảo này, chúng tôi có rất nhiều nhiệm vụ, trong đó quan trọng nhất là phải bảo vệ chủ quyền biển đảo. Song song đó, chúng tôi luôn nỗ lực giúp đỡ ngư dân vươn khơi bám biển" - anh Vũ bày tỏ.

Can trường nơi đầu sóng ngọn gió - Ảnh 2.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM Tô Thị Bích Châu thăm hỏi các cán bộ, chiến sĩ tại đảo Trường Sa Ảnh: NGỌC LÝ

Gánh vác trọng trách trên, dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng các chiến sĩ trẻ Trường Sa vẫn luôn lạc quan, can trường nơi đầu sóng ngọn gió. Qua trò chuyện, trong đôi mắt của chiến sĩ Lê Công Đại (20 tuổi, quê Khánh Hòa) lúc nào cũng ánh lên một niềm tin. Với anh, "đảo là nhà, biển cả là quê hương". Anh cho hay: "Tôi ra đảo Núi Le B từ tháng 12-2021. Đây là ngôi nhà thứ hai của tôi, nguyện một lòng cống hiến!".

Không ai bảo ai nhưng mỗi chiến sĩ ở đây đều mang trong mình một tình yêu bất diệt vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Cũng như Trang, Vũ, chiến sĩ Lê Công Đại cũng bày tỏ niềm tự hào, quyết tâm gắn bó với biển đảo vô điều kiện.

"Cảm ơn ba mẹ đã sinh con ra, để con lớn lên phục vụ, bảo vệ Tổ quốc". Đó là lời nhắn gửi của Lê Công Đại đến gia đình của mình từ nơi biển đảo xa xôi.

Trong các buổi làm việc với quân - dân Trường Sa, nhà giàn DK1, Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Hồ Hải nhiều lần nhấn mạnh: "Các bạn cần gì, hãy nói ra với chúng tôi".

Can trường nơi đầu sóng ngọn gió - Ảnh 3.

Đại biểu của đoàn công tác TP HCM thăm, động viên chiến sĩ Lê Tôn Trang tại đảo Thuyền Chài B Ảnh: THU NGÂN

Sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP HCM đối với các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại Trường Sa, nhà giàn DK1 luôn kịp thời, thiết thực. Qua đó, phần nào động viên các cán bộ, chiến sĩ luôn vững tay súng, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. 

Nhân chuyến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ, nhân dân Trường Sa và nhà giàn DK1 của đoàn công tác số 9, Báo Người Lao Động đã phối hợp với Ủy ban MTTQ TP HCM trao tặng 5.000 lá cờ từ chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”. Qua đó, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo, đồng thời động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ và ngư dân vươn khơi bám biển luôn có một niềm tin son sắt vào chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo