xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc thi viết về chủ quyền: Chuyện tình bên bến Lộc An

Bài và ảnh: Mai Thắng

Câu chuyện tình trên bến Lộc An của vị thuyền trưởng đầu tiên của tàu Không số - bến Lộc An được chính người con gái kể lại với niềm tự hào, vào dịp kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23.10.1961 - 23.10.2021)

Trong ký ức chị Nguyễn Thị Bình, con gái đầu của đại úy Nguyễn Sơn, vị thuyền trưởng đầu tiên của tàu Không số, đầy ắp những kỷ niệm về người cha. Trong ký ức ấy còn ẩn chứa câu chuyện tình đẹp trên bến Lộc An của vị thuyền trưởng anh hùng, nay được chị kể lại...

"Em đợi anh về"

Trên tủ thờ của gia đình cố Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân - đại úy Nguyễn Sơn - có di ảnh của một người phụ nữ tóc ngắn, mặc áo dài nhung đen. Chị Bình bảo khi còn sống, ông Nguyễn Sơn thường đến trước bàn thờ thắp hương cho người vợ quá cố.

Trước khi nhập ngũ vào đơn vị 555 - một đơn vị đặc biệt có mật hiệu CR, thuộc Trung đoàn Minh Đạm, ông Sơn có tên mẹ đẻ là Nguyễn Văn Phe. Vợ đại úy Nguyễn Sơn là bà Nguyễn Thị Phương, vốn là cô thôn nữ làng chài Phước Hải (huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Tình yêu của họ chớm nở khi Phe lên đường nhập ngũ và trở thành đảng viên trẻ khoác áo lính của đơn vị 555.

Đêm trước ngày cùng 5 đồng đội lên chiến thuyền vượt biển ra Bắc chở vũ khí chi viện cho chiến dịch Bình Giã đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Phe xin đơn vị gặp Phương nói lời tạm biệt.

Bến Lộc An (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là nơi hai người hẹn gặp nhau. Trăng đầu tuần nhô lên khỏi mặt biển rồi trốn sau đám mây trời. Dưới tán lá tràm bên Vàm Láng, Phương vân vê tà áo đen. Còn Phe "gãi đầu gãi tai", bảo: "Ngày mai tui đi rồi. Nhớ không?... Nhưng tui sẽ về. Chờ tui không?". Giấu giọt nước mắt trong màn đêm, Phương nói: "Anh cứ đi, em đợi anh về". Họ xa nhau từ đấy.

Chiều tối 17-2-1962, Phe cùng 5 đồng đội rời bến Lộc An trên con tàu gỗ vượt biển ra Bắc. Ngày hôm sau, Phương làm đơn tình nguyện nhập ngũ vào đơn vị 555 - nơi Phe và đồng đội của anh đã từng huấn luyện ở đó. Sau những tháng "quân trường tôi luyện", Phương được đi học y tá. Và cũng từ đây, Phương được Má Mười Riều (nữ dũng sĩ, người mua thuyền cho 6 chiến sĩ vượt biển ra Bắc trên con đường Hồ Chí Minh trên biển) nhận làm con nuôi. Ra trường, cô y tá trẻ được điều về làm việc tại đơn vị 1.500, rồi đơn vị K-76A - Quân khu 7 với nhiệm vụ cứu chữa thương binh vùng ngoại tuyến.

Trong suốt thời gian này, Phương không nhận được tin Phe, chỉ có lời thề cùng tình yêu cứ lớn dần theo ngày tháng. Mỗi lần nhận danh sách thương binh, cô đều kiểm rất kỹ về quê hương, lai lịch gia đình, biết đâu có Phe trong những thương binh ấy…

Trọn lời thề chung thủy

9 giờ ngày 29-4-1975, chuyến tàu mang bí số 56 của Đoàn tàu Không số cập cảng Vũng Tàu. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đơn vị 555 cùng người thân ra đón các chiến sĩ trở về, trong đó có cô y tá đội mũ tai bèo giải phóng, quàng khăn rằn, tay cầm bó hoa súng ngóng đợi.

"Anh Phe, Phe ơi. Phe ơi" - Phương gọi to, cầm bó hoa súng giơ cao chạy về phía chàng trai rắn rỏi đang dẫn đầu hàng quân đi nhanh từ cầu cảng. Trong giây phút ngỡ ngàng, giọt nước mắt vỡ òa mừng tủi sau 15 năm biền biệt. Nhận bó hoa súng, chàng trai nói: "Bây giờ tui không còn tên Phe nữa. Tên tui là Sơn. Tên này do Phó Thủ tướng Phạm Hùng đặt cho". Từ đó, họ đổi cách xưng hô "anh - em" như bao đôi lứa khác.

Sau 2 tháng trở về, đám cưới của Sơn và Phương được tổ chức. Trong niềm vui chen lẫn những giọt nước mắt nhớ về đồng đội của chú rể, những người đã anh dũng hy sinh trên biển và cả những chiến sĩ vĩnh viễn nằm lại chiến trường 559 đường Trường Sơn huyền thoại.

Sau ngày cưới 1 tuần, ông Sơn có lệnh đơn vị triệu tập rồi sang chiến trường Campuchia chiến đấu. Bà Phương tiếp tục là y tá ở tại Trung đoàn Minh Đạm. Mỗi lần từ chiến trường Campuchia trở về, ông Sơn chỉ được gặp vợ chớp nhoáng rồi phải đi ngay. Những lần gặp nhau như thế đã đem lại cho bà Phương niềm hạnh phúc làm mẹ. Hai lần bà Phương sinh con, hai lần ông Sơn chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây Nam. Năm 1992, ông Sơn được nghỉ hưu theo chế độ với cấp hàm đại úy.

15 năm chờ đợi người yêu, 7 năm chờ chồng đi chiến đấu trên chiến trường Campuchia và biên giới Tây Nam, bà Phương vẫn làm tròn trách nhiệm mẹ hiền vợ đảm. Năm 2004, bà qua đời sau lần lâm trọng bệnh.

Từ lúc bà Phương mất, gia đình, đồng đội, bạn bè, làng xóm động viên ông Sơn lấy vợ để có người vui lúc tuổi già. Nhưng thương hai con gái còn nhỏ và nghĩ đến lời thề chung thủy, ông Sơn ở vậy nuôi con.

Cuộc thi viết về chủ quyền: Chuyện tình bên bến Lộc An - Ảnh 1.
Cuộc thi viết về chủ quyền: Chuyện tình bên bến Lộc An - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Sơn lúc còn sống, thắp hương tưởng nhớ người vợ quá cố; và chị Nguyễn Thị Bình, con gái của ông

Không có lấy một tấm hình chung

Câu chuyện tình trên bến Lộc An được viết lại từ lời kể của chị Bình và dịp kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23.10.1961 - 23.10.2021), cũng là dịp gia đình làm mâm cỗ tưởng nhớ vị thuyền trưởng đầu tiên của tàu Không số - bến Lộc An.

Đến giờ, chị Bình vẫn còn nhớ như in những kỷ niệm bên người cha thương yêu. Đó là những lần ông Sơn về thăm nhà, đưa chị ra bến Lộc An - nơi mà ngày xưa ông và bà Phương hẹn ước cùng nhau. Đó là những lần cả nhà quây quần bên mâm cơm chiều muộn sau khi ông Sơn xách từ biển Phước Hải về con cá thu to; những lần ông Sơn kể "chuyện chiến đấu", "chuyện vượt biển" cho cả nhà nghe…

Nhưng không có tấm ảnh nào chụp chung với con cháu trong gia đình cho đến khi ông qua đời. Bởi thế mà khi tôi hỏi chị Bình xin tấm ảnh của cha mẹ chị chụp chung, hoặc cả gia đình, hoặc ảnh có ông Sơn chụp với các cháu, chị Bình bảo: "Anh ơi, mẹ em mất sớm nên gia đình không chụp hình chung, chỉ có hình riêng ba em thôi".

Chị Bình còn chia sẻ thêm: Ông Sơn sống rất tình cảm, yêu thương vợ con, quý mến cháu. "Với đồng đội, ba em lúc nào cũng chan hòa. Ngày sức khỏe còn tốt, cứ cuối tuần là ba và các bác trong xóm ngồi "lai rai" kể chuyện vượt biển ra miền Bắc. Tuổi thanh xuân, ba đi chiến đấu, về hưu thì lo việc xã, việc thôn. Những ngày cuối đời, ba em luôn nhắc đến tên các bác - những đồng đội của ba đã cùng chiến đấu" - chị Bình xúc động.

Từ ngày ông Sơn mất, căn nhà kỷ niệm do Lữ đoàn 125 xây tặng ở làng chài Phước Hải trở nên trống trải. Dẫu vậy, trong căn nhà ấy vẫn đầy ắp kỷ niệm và câu chuyện tình bên bến Lộc An đẹp như cổ tích. Căn nhà vẫn được sưởi ấm bởi những nén hương thơm của cô con gái thứ hai, cùng những lời tri âm cầu nguyện cho ba mẹ yên nghỉ vĩnh hằng trong lòng đất mẹ. 

Xét thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và những cống hiến, hy sinh thầm lặng, ngày 10-8-2015, Đảng, nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho ông Nguyễn Sơn. Ông Sơn mất ngày 14-10-2019, thọ 80 tuổi.

Mời tham gia cuộc thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm"

Cuộc thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm" lần 2, năm 2021-2022 được Báo Người Lao Động phát động từ ngày 28-8-2021 đến hết ngày 15-5-2022. Tác phẩm dự thi là bài viết thể loại phóng sự, ký sự, ghi chép, bình luận, phản ánh, tường thuật, ghi nhanh. Mỗi bài dự thi chỉ đăng 1 kỳ, không quá 1.700 chữ; mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi.

Tác phẩm dự thi gửi qua email: chuquyenbiendao@nld.com.vn. Tác phẩm dự thi ghi rõ tên tác giả, bút danh, kèm địa chỉ, số điện thoại liên lạc, tài khoản ngân hàng. Tác phẩm dự thi đăng báo được trả nhuận bút theo quy định của Báo Người Lao Động. Cơ cấu giải thưởng, gồm 1 giải nhất 50 triệu đồng; 1 giải nhì 30 triệu đồng; 1 giải ba 20 triệu đồng và 2 giải khuyến khích, mỗi giải 10 triệu đồng.

Chi tiết về cuộc thi xem tại: https://nld.com.vn/ban-doc/hap-dan-cuoc-thi-viet-chu-quyen-quoc-gia-bat-kha-xam-pham-20210829123949148.htm.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH


Cuộc thi viết về chủ quyền: Chuyện tình bên bến Lộc An - Ảnh 5.
Cuộc thi viết về chủ quyền: Chuyện tình bên bến Lộc An - Ảnh 6.
Cuộc thi viết về chủ quyền: Chuyện tình bên bến Lộc An - Ảnh 7.
Cuộc thi viết về chủ quyền: Chuyện tình bên bến Lộc An - Ảnh 8.
Cuộc thi viết về chủ quyền: Chuyện tình bên bến Lộc An - Ảnh 9.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo