xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chăm sóc thỏa đáng cán bộ Công đoàn

THANH NGA - HỒNG ĐÀO

Luật Công đoàn phải sát với thực tế cuộc sống, tạo hành lang pháp lý vững chắc để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên - lao động

Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-7-2025. Xoay quanh dự thảo luật này, nhiều vấn đề đang được cán bộ Công đoàn góp ý kiến như thời gian hoạt động của cán bộ Công đoàn cơ sở, sự ra đời của các tổ chức đại diện người lao động (NLĐ) tại doanh nghiệp (DN)…

Tạo thuận lợi tối đa

Một trong những nội dung được quan tâm là dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đã bỏ quy định về thời gian hoạt động, làm việc của cán bộ Công đoàn ở cơ sở (Luật Công đoàn năm 2012 quy định chủ tịch, phó chủ tịch Công đoàn cơ sở có 24 giờ làm việc/tháng để làm công tác Công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương). Điều này vô tình đẩy cán bộ Công đoàn vào thế khó.

Bà Trần Thị Hồng Vân, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nissei (KCX Linh Trung I, TP Thủ Đức, TP HCM), cho biết đa số cán bộ Công đoàn hiện nay hoạt động kiêm nhiệm, bản thân cán bộ Công đoàn phải nỗ lực gấp đôi để có thể làm tốt công việc chuyên môn lẫn hoạt động phong trào. 

"24 giờ/tháng theo quy định hiện hành đã là quá ít, chưa kể không phải DN nào cũng tạo điều kiện như luật quy định. Nếu bỏ luôn quy định này thì cán bộ Công đoàn cơ sở sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi hội họp, tham gia hoạt động Công đoàn… Vì thế, tôi cho rằng nên giữ lại quy định này" - bà Vân đề xuất.

Đồng tình với ý kiến trên, bà Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương - cũng cho rằng dự thảo luật nên có quy định Chính phủ quy định chi tiết thời gian dành cho hoạt động Công đoàn tối thiểu của cán bộ Công đoàn ở cơ sở nhằm tạo sự an tâm cho họ.

Liên quan vấn đề này, nhiều đại biểu cho rằng bên cạnh tạo điều kiện về thời gian thì tổ chức Công đoàn cần quan tâm hơn đến đời sống của đội ngũ cán bộ Công đoàn bằng chính sách cụ thể như tiền lương và phụ cấp phù hợp với quy mô, số lượng đoàn viên quản lý nhằm tạo động lực cho họ thực hiện tốt công việc của mình. Bởi cán bộ Công đoàn cơ sở, nhất là ở các DN tư nhân hay có vốn đầu tư nước ngoài đang phải đối mặt rất nhiều áp lực, thậm chí rủi ro về việc làm, mức độ an toàn khi tham gia hoạt động Công đoàn.

Chăm sóc thỏa đáng cán bộ Công đoàn- Ảnh 1.

Bà Trần Thị Hồng Vân, Chủ tịch Công ty Nissei Việt Nam, tặng quà cho công nhân khó khăn. Ảnh: HỒNG ĐÀO

Nâng chất thương lượng tập thể

Liên quan đến chất lượng hoạt động của Công đoàn, nhiều đại biểu cho rằng Công đoàn cơ cở đang mặc "chiếc áo quá rộng" khi được giao nhiều nhiệm vụ khó như lãnh đạo đình công, thương lượng tiền lương… Từ thực tế này, nhiều ý kiến cho rằng cần giao nhiệm vụ phù hợp và hoàn thiện khung pháp lý để đội ngũ cán bộ Công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ đó.

Đơn cử như vấn đề thương lượng tập thể các chính sách, phúc lợi cho NLĐ. Luật Công đoàn năm 2012 có quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, DN đối với Công đoàn gồm trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị, đồng thời phối hợp tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và quy chế dân chủ ở cơ sở. Nhưng thực tế, việc thương lượng tại DN có vốn nước ngoài rất khó khăn khi chủ sử dụng lao động không công bố kế hoạch, doanh thu, lợi nhuận… dù Công đoàn có yêu cầu.

Theo ông Trần Minh Hùng - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam (TP Thủ Đức), để biết lợi nhuận, doanh thu, Công đoàn phải tranh thủ đến từng phòng, ban tại DN để tham khảo. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của thương lượng. Bên cạnh đó, quy định về quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể hiện nay quá phức tạp, mất rất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi quỹ thời hoạt động Công đoàn tại DN quá hạn hẹp.

Đồng quan điểm, ông Đinh Sỹ Phúc, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP TKG Taekwang Vina (KCN Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai), cũng cho rằng kết quả thương lượng phụ thuộc vào bản lĩnh và sự nhạy bén của Công đoàn cơ sở; nhất là tại DN có số lao động lên đến hàng chục ngàn như Taekwang Vina, để duy trì hay tăng phúc lợi cho NLĐ là vấn đề lớn. Việc thương lượng không phải lúc nào cũng thuận lợi, cần có sự khéo léo, dung hòa. Để thuyết phục người sử dụng lao động, ngoài việc đeo bám đời sống đoàn viên - lao động, cán bộ Công đoàn phải nắm chắc tình hình "sức khỏe" DN. Nếu không làm được điều này, việc thương lượng sẽ đi vào ngõ cụt.

Từ thực tế trên, ông Phúc cho rằng dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) cần quy định chặt chẽ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc công khai tình hình sản xuất - kinh doanh, đồng thời có biện pháp chế tài nếu DN không thực hiện đúng nhằm tạo điều kiện để Công đoàn cơ sở thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. 

Nhiều nội dung mới về quyền Công đoàn

Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có nhiều nội dung mới, trong đó có quyền Công đoàn nhằm đồng bộ với Bộ Luật Lao động năm 2019 và tương thích với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Các đại biểu cho rằng một khi bổ sung quyền và có quy định phân chia tài chính thì cần quy định cho Công đoàn cấp trên có quyền xuống vận động tổ chức đại diện NLĐ ở cơ sở gia nhập Công đoàn Việt Nam. Bên cạnh đó, cần xây dựng quy định điều kiện để tổ chức đại diện NLĐ ở DN được phân chia tài chính Công đoàn cũng như mục đích sử dụng nguồn tài chính đó.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo